Mục lục
Những hạn chế của nền giáo dục nước ta hiện nay
Tuy cuộc đổi mới về giáo dục của chúng ta có chậm hơn những đổi mới về kinh tế; nhưng chủ trương về đổi mới nền giáo dục đến nay cũng đã được trên 20 năm mà kết quả mang lại chưa là bao.
Nền giáo dục nước nhà xét một cách toàn diện vẫn là nền giáo dục theo tư duy của xã hội truyền thống nên chất lượng của giáo dục nói chung và đào tạo nguồn nhân lực nói riêng chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội phát triển ngày một nhanh và đa dạng . Mà nguyên nhân của nó có thể là:
1. Tư duy và cách làm giáo dục chưa theo kịp thời đại
Nguyên nhân của mọi nguyên nhân dẫn đến tình trạng nền giáo dục nói chung và đào tạo nguồn nhân lực nói riêng có hiệu quả quá thấp là nền giáo dục của Việt Nam chưa thoát khỏi cách nghĩ và cách làm giáo dục của giáo dục của xã hội truyền thống. Xã hội truyền thống thường chia đời người thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu là đến trường; giai đoạn giữa là làm việc và giai đoạn cuối là nghỉ hưu.
Do sự phát triển quá chậm và ít biến đổi của khoa học và công nghệ nên xã hội truyền thống đặt cho sứ mạng của nhà trường phải trang bị đầy kiến thức để con người có đủ khả năng làm việc suốt đời, song lại xem nhẹ việc bồi dưỡng năng lực của người học vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề mà công việc và cuộc sống đặt ra. Tư duy này hiện vẫn đang ngự trị ở không ít tổ chức và những cá nhân có trách nhiệm trong hệ thống quản lý giáo dục, dẫn đến hệ lụy trong và cách làm giáo dục là:
Chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức, mang nặng tính nhồi nhét; Quá coi trong bằng cấp và kết quả thi cử mà chưa chú trọng đến năng lực và phẩm chất của người học. Cách tổ chức thi hiện nay phần lớn mới chỉ dừng lại việc đánh giá nhận thức sách vở của người học.
Nền giáo dục bị khép kín trong nhà trường và chủ yếu dựa trên sự tương tác giữa thầy và trò trong phạm vi của sách giáo khoa, thiếu sự tương tác với xã hội. Vai trò của gia đình, đoàn thể và xã hội ngày một mờ nhạt trong giáo dục thế hệ trẻ.
Việc sử dụng nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội thiếu hiệu quả. Nguồn lực tài chính đầu tư của Nhà nước tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo do quản lý manh mún và phân tán, chạy theo việc mở trường và nâng cấp các trường đại học cao đẳng làm cho giữa quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo không tương xứng. Bản thân các trường chạy theo mục tiêu trước mắt, thường tranh thủ mở rộng qui mô mà quên đi chất lượng dẫn đến bộ máy quản lý cồng kềnh gây lãng phí, hiệu quả đầu tư kém.
2. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo con người và nhu cầu phát triển của xã hội
Ở bậc học phổ thông; vì quá tham vọng về trang bị kiến thức nên chương trình giáo dục mang nặng tính lý thuyết sách vở, không phù hợp với tâm sinh lý, khả năng tiếp thu của người học đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở; nên đã gây ra một số hệ lụy:
Vì chương trình quá rộng và quá nặng cùng với chế độ thi cử nặng nề, cộng thêm bệnh thành tích và cách quản lý theo kiểu chỉ cầm tay chỉ việc; đã gây áp lực rất lớn cho thầy và trò. Chế độ làm việc của giáo viên qúa căng thẳng, dạy và học ở trường không đủ phải tranh thủ dạy và học thêm một cách tràn lan. Học sinh hầu như không còn thời gian để tự tư duy và tìm hiểu kiến thức, nhiều em do áp lực quá lớn của khối lượng kiến thức nên chỉ còn một cách duy nhất là học thuộc lòng để đi thi. Tình trạng này tạo thành thói quen không tốt cho người học không chỉ diễn ra ở bậc phổ thông mà thói quen này đã len lỏi vào các trường đại học và đào tạo nghề.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay[/message]Tình trạng học đối phó ngày càng phát triển biến thành con bệnh mãn tính rất khó chữa, nó gây ra những tác hại vô cùng lớn đối với thế hệ trẻ không những khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn thâm nhập vào cuộc sống của các em sau này, nó len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, sinh hoạt làm băng hoại đạo đức và hiệu quả của công việc từ nhỏ đến lớn. Một khi đã trở thành thói quen thì thật nguy hiểm mà mọi người không nhận biết ra được mức tác hại của nó.
Với tư duy và cách làm giáo dục như vậy, nền giáo dục của chúng ta thay vì tạo ra những con người năng động biết phát hiện ra những vấn đề nảy sinh ra trong công việc chuyên môn hoặc trong đời sống hàng ngày, biết phân tích và giải quyết vấn đề để thúc đẩy công việc tốt lên thì giáo dục của chúng ta đang tạo ra không ít những con người vừa vô cảm và nhạy cảm với “tư duy kiểu nhà nông” – rất nhạy cảm với lợi ích trước mắt của bản thân và tập thể nhỏ nhưng thiếu quan tâm đến lợi ích lâu dài của đất nước. Giáo dục chưa làm được chức năng là “đào tạo con người” một cách đích thực.
Một hệ quả mà chúng ta không lường được là với chương trình học nhồi nhét và thi cử nặng nề đã lấy đi tuổi thơ của thế hệ trẻ và tác động không nhỏ đến sức khỏe, thể chất của học sinh làm ảnh hưởng lâu dài đến khả năng thái độ làm việc của các em sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho năng xuất lao động của người Việt gần như thấp nhất trong khu vực.
Những hạn chế của nền giáo dục nước ta hiện nay
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Thực trạng chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ