Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu

vay tiêu dùng

Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu

Trong những năm vừa qua, các NHTM Việt Nam đã thực hiện việc quản lý nợ xấu dựa vào các văn bản do NHNN và chính phủ Việt Nam ban hành.

Các ngân hàng cũng đã bổ sung các cơ chế, quy chế theo hướng chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là các cơ chế tín dụng. Bên cạnh đó hệ thống NHTM Việt Nam còn nâng cao khả năng quản lý rủi ro, quản trị điều hành tại trụ sở chính, tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh cho tất cả các chi nhánh.

Nếu như, từ năm 2004 trở về trước, việc quản lý và phân loại nợ tại các NHTM Việt Nam được thực hiện theo quyết định số 488/QĐ-NHNN thì kể từ năm 2005 đến năm 2007, các NHTM thực hiện quản lý và phân loại nợ theo quyết định số 493/QĐ-NHNN. Theo quyết định 493, mỗi khách hàng chỉ có thể thuộc 1 trong 5 nhóm nợ, khách hàng có nợ cơ cấu lại không thể coi là khách hàng tốt. Việc tính toán số DPRR phải trích được loại trừ giá trị TSĐB cho khoản vay. Đến năm 2007, các NHTM lại tiếp tục thực hiện quản lý và phân loại nợ theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, được ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Các văn bản được các NHTM Việt Nam sử dụng trong hoạt động quản lý nợ xấu:

– Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;

– Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627 của thống đốc NHNN.

– Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu[/message]

– Quyết định số 457/2005/QĐ – NHNN ngày 19/04/2005 về quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD

– Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động kinh doanh của TCTD;

– Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống Đốc NHNN ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;

– Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

– Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định 457/2005/QĐ-NHNN

– Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN;

– Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ TC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ;

– Thông tư 13/2010/TT – NHNN ngày 20/5/2010 về việc ban hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.

– Thông tư 19/2010/TT – NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điểm của thông tư 13.

Các quyết định và thông tư kể trên quy định về việc các NHTM phải xây dựng chính sách nội bộ về các tiêu chí xác định một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan. Bao gồm:

– Các tiêu chí xác định một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan

– Các giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan

– Hạn mức, tỷ lệ cho vay tối đa trong tổng dư nợ tín dụng đối với một ngành hay một lĩnh vực kinh tế

– Chiến lược tối đa hóa tài sản Có và cách thức theo dõi đối với các khoản cho vay

– Quy định về tiêu thức phân loại nợ thành 5 nhóm khác nhau

– Xây dựng chính sách quản lý RRTD, mô hình giám sát RRTD, phương pháp xác định và đo lường RRTD có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, TSĐB, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của ngân hàng

– Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải phù hợp với hoạt động kinh doanh; đối tượng khách hàng cũng như tính chất rủi ro của các khoản nợ ngân hàng.

Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu

  1. Pingback: Kết quả đạt được trong quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?