Mục lục
Kết quả đạt được trong quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
-
Tổ chức được bộ máy quản lý nợ đáp ứng yêu cầu mà thực tiễn đòi hỏi trong quản lý nợ xấu
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ xấu, từ năm 2005 phần lớn các NHTM Việt Nam đã triển khai các mô hình quản lý nợ xấu. Mô hình bao gồm bộ phận chuyên trách quản lý nợ có vấn đề từ trụ sở chính đến các chi nhánh. Nợ từ nhóm 2 (nợ cần chú ý) đến nợ xấu (nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) đã được bộ phận chuyên trách quản lý nợ có vấn đề phân tích, đánh giá cùng phối hợp tìm biện pháp thu hồi và xử lý.
Ban lãnh đạo ngân hàng thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình, xem xét tác động của nợ xấu tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, xác định nhiệm vụ quản lý nợ xấu là mục tiêu quan trọng ở mọi thời kỳ. Hội đồng quản lý rủi ro và ban xử lý nợ xấu ngân hàng do các lãnh đạo cấp cao trực tiếp phụ trách đã chỉ đạo nghiêm khắc, sát sao tới từng bộ phận, ban ngành và cán bộ nhân viên. Định kỳ (hàng quý) các báo cáo kiểm tra về tình hình xử lý nợ xấu đều được đưa ra với phân tích cụ thể về những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại, phân tích nguyên nhân cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp. Đặc biệt, các ngân hàng đã nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của công tác quản lý nợ và có sự quyết tâm hành động từ Hội sở chính đến toàn bộ các chi nhánh. Đồng thời, các ngân hàng đã chủ trương và thực hiện đưa kết quả thu hồi nợ xấu thành một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của các chi nhánh và toàn thể cán bộ nhân viên.
-
Quản lý rủi ro tín dụng đã dần theo hướng áp dụng thông lệ quốc tế
Theo đường lối, chủ trương của chính phủ về việc ứng dụng Hiệp ước quốc tế Basel trong hệ thống NHTM Việt Nam (căn cứ theo Quyết định số 112/2006/QĐ – TTg ngày 24/05/2006 của Thủ tướng chính phủ ban hành về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020), thì đến hết năm 2010, Việt Nam phấn đấu thực hiện áp dụng hoàn chỉnh các chuẩn mực quốc tế Basel I, và chưa đề cập nhiều đến việc ứng dụng Basel II. Các chỉ tiêu này được thể hiện ở bảng 3.22 dưới đây:
Bảng 3 .22: Một số chỉ tiêu về hoạt động ngân hàng giai đoạn 2006 – 2010
Tăng trưởng bình quân tín dụng (% năm) | 18% – 20%
|
Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) | Không dưới 8% |
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ đến năm 2010 (%) | Dưới 5%
|
Nợ xấu được xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam, phù hợp với thông lệ | |
Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010
|
Chuẩn mực quốc tế Basel I, hướng đến việc ban hành Luật Giám sát an toàn hoạt động
|
Nguồn: Theo quyết định 112/2006/QĐ-TTg[41]
Tuy nhiên, về phía NHNN vẫn đang tiếp tục nỗ lực nghiên cứu về việc ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng. Đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó, trong thời gian vừa qua, nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng tăng trưởng hiệu quả, an toàn và bền vững, đồng thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro; hệ thống NHTM Việt Nam cũng đã từng bước ứng dụng Hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro ngân hàng đặc biệt là rủi ro tín dụng như: quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy định về trích lập dự phòng cho RRTD, quy định về an toàn vốn đối với rủi ro phát sinh từ cho vay chứng khoán…Cụ thể như sau:
Ứng dụng Basel II trong quy định về trích lập dự phòng RRTD
Theo Quyết Định 493/2005/QĐ – NHNN, được sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN, tất cả các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD, bù đắp những tổn thất đối với các khoản nợ của TCTD. Theo đó, các NHTM thực hiện phân loại nợ theo hai cách:
– Cách 1: quy định tại điều 6 của Quyết định 493, các NHTM thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm căn cứ dựa trên thời gian quá hạn của các khoản nợ.
– Cách 2: quy định tại điều 7, các NHTM thực hiện phân loại nợ theo 5 nhóm, căn cứ trên kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng..
Ngoài ra theo Quyết định này, các NHTM phải trích lập hai loại dự phòng:
– Dự phòng cụ thể: được trích lập trên cơ sở phân loại các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Số tiền trích dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị TSĐB.
– Dự phòng chung áp dụng cho tất cả các khoản nợ và bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu[/message]Việc các NHTM Việt Nam thực hiện theo QĐ 493 cho thấy bên cạnh việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong việc yêu cầu các NHTM phải thực hiện trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, NHNN còn từng bước ứng dụng phương pháp đơn giản của Basel II khi gắn kết phân loại nợ với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
3. Một số NHTM lớn đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động đo lường rủi ro.
Theo đánh giá của Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young, nếu thực hiện phân loại khách hàng và nợ theo Điều 7 của Quyết định 493 sẽ trung thực và theo sát thông lệ quốc tế hơn, khi đó tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng gần 2 – 3 lần, dẫn đến việc các NHTM phải trích lập DPRR nhiều hơn, lợi nhuận giảm. Trên thực tế, hiện nay mới chỉ có một số NHTM lớn tại Việt Nam thực hiện theo điều 7 của Quyết định 493 về việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ của khách hàng. Đó là VietinBank, BIDV, VCB, ACB, VBARD, MB và STB.
Hệ thống xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế là tiền đề để các NHTM Việt Nam hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Ngoài ra nó còn giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay, hoàn thiện quy trình tín dụng và chính sách khách hàng, phục vụ quản lý tín dụng cấp chi nhánh và toàn ngành, phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD.
4. Hoạt động kiểm tra kiểm soát được tăng cường
Nếu như trước đây, trong hoạt động quản lý nợ xấu, các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào kết quả hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của chính ngân hàng, còn các hoạt động giám sát từ các cơ quan bên ngoài chỉ dựa vào hoạt động thanh tra giám sát của NHNN thì hiện nay, các NHTM Việt Nam đang có xu hướng thay đổi mô hình kiểm soát của mình, từ mô hình kiểm soát đơn sang mô hình kiểm soát kép, có sự tham gia giám sát của các cổ đông, các nhà đầu tư và giám sát của thị trường. Với mô hình kiểm soát kép này, các NHTM sẽ có cách đánh giá khách quan hơn về những rủi ro có thể xảy đến, từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp hạn chế sự phát sinh nợ xấu. Ngoài ra, cơ chế kiểm soát kép cũng đòi hỏi bản thân các NHTM phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đảm bảo các báo cáo tài chính được minh bạch rõ ràng, tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Kết quả đạt được trong quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Định hướng trong hoạt động quản lý nợ xấu - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ