Liên kết và hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và kinh doanh, hợp tác và cùng chia sẻ đơn hàng
Do nội lực còn yếu thể hiện ở những điểm yếu như thiếu nhân công có trình độ cao, năng suất lao động thấp, tiềm lực vốn thấp, công nghệ lạc hậu, công tác tổ chức sản xuất lạc hậu, thương hiệu yếu, khả năng tiếp cận thị trường hạn chế… nên việc liên kết chuỗi cung ứng với các tổ chức trong ngành dọc theo chiều của chuỗi giá trị và liên kết giữa các doanh nghiệp may với nhau là rất cần thiết và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam. Các mối quan hệ liên kết cần thiết phải thiết lập đối với các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam bao gồm:
– Liên kết giữa các doanh nghiệp may và doanh nghiệp cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ phụ trợ bao gồm các tổ chức thiết kế và sản xuất nguyên phụ liệu nhằm tăng khả năng chủ động của các doanh nghiệp may xuất khẩu trong quá trình sản xuất;
– Liên kết giữa các doanh nghiệp may và các tổ chức phân phối bao gồm nhà nhập khẩu và nhà bán lẻ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng;
– Liên kết giữa các doanh nghiệp may xuất khẩu với nhau nhằm chia xẻ đơn hàng hoặc tăng khả năng cạnh tranh như làm tăng thương hiệu, tăng năng lực sản xuất…
Cụ thể, các doanh nghiệp may xuất khẩu cần thực hiện những hoạt động sau:
– Tăng cường nhận thức về sự cần thiết phải liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành. Liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp trong công cuộc khai thác thị trường quốc tế. Chỉ khi nhận thức này được làm rõ thì các doanh nghiệp mới có thái độ hợp tác với các đối tác trong liên kết;
– Thu thập thông tin về các đối tác liên kết bao gồm: các tổ chức kinh doanh thời trang hoặc đào tạo thiết kế thời trang, các tổ chức cung cấp nguyên phụ liệu, các công ty may xuất khẩu, các khách hàng, các hiệp hội… đồng thời duy trì mối quan hệ thường xuyên với những đối tác liên kết này;
– Định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo hay tọa đàm về vấn đề chất lượng sản phẩm và việc duy trì quan hệ đối với các nhà cung cấp bao gồm các tổ chức kinh doanh hoặc đào tạo thiết kế thời trang và các tổ chức cung cấp nguyên phụ liệu. Ứng xử như là một nhà tư vấn đối với vấn đề chất lượng của những tổ chức này như kịp thời thông tin về tình hình chất lượng sản phẩm, thông báo những dự định hay kế hoạch trong tương lai của doanh nghiệp nhằm giúp nhà cung cấp chuẩn bị năng lực để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp;
– Định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo hay tọa đàm về vấn đề chiến lược phát triển, chất lượng sản phẩm, hệ thống phân phối với các doanh nghiệp may xuất khẩu. Thảo luận với các công ty cùng ngành về giải pháp công nghệ, phương thức bố trí dây chuyền sản xuất, kinh nghiệm quản lý, tâm lý khách hàng, trao đổi đơn hàng, chia xẻ đơn hàng, hợp tác để cùng tham gia các sự kiện như hội chợ triển lãm, hợp tác kinh doanh ở nước ngoài, phân phối hàng đến tay người bán lẻ ở các nước,
– Các doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam cần tích cực tham gia vào tổ chức liên kết như các hiệp hội trong nước, tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may như Liên Đoàn Dệt May ASEAN (AFTEX), Ủy ban Quốc tế về Dệt May…
– Tranh thủ các lợi thế do các hiệp định đa phương, song phương, quốc tế, khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á mang lại cho doanh nghiệp may xuất khẩu của Việt Nam để nâng cao sức cạnh tranh.
– Tham gia xây dựng hệ thống thông tin chiến lược toàn ngành để cung cấp kịp thời thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.
Liên kết và hình thành chuỗi cung ứng đầu tư và kinh doanh, hợp tác và cùng chia sẻ đơn hàng
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT