Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ – Australia

Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ – Australia

 Khung quản trị rủi ro: Tổng kết trong 15 năm liên tục cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm 43% tổng số rủi ro tại ANZ. Quan điểm chung của các nhà quản lý NH, quản trị RRTD là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu của hoạt động cho vay: Tăng trưởng tốt với mức lợi nhuận tương ứng. Vì vậy, ANZ có một khung quản trị rủi ro hợp lý với cách tiếp cận có cơ cấu và nguyên tắc chặt chẽ để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận này. …[60]

 Đo lường rủi ro ở ANZ: Phương pháp sử dụng hệ thống chuyên gia: Phương pháp sử dụng hệ thống chuyên gia là phương pháp đo lường rủi ro tín dụng truyền thống mà ANZ đã áp dụng phổ biến. Trong hệ thống này các cán bộ tín dụng có quyền tự đưa ra quyết định tín dụng đối với khách hàng dựa trên kinh nghiệm và các dữ liệu lịch sử về khách hàng.

 Phương pháp tính mức bù rủi ro:ANZ đòi hỏi mức bù rủi ro là tỉ lệ lợi tức bắt buộc thêm vào để bồi thường rủi ro cao mà NH phải chịu khi cho vay. Các khoản cho vay có mức rủi ro cao sẽ có lãi suất hơn để bồi thường mức rủi ro cao. Ví dụ ở ANZ, có một khoảng cách giữa mức lãi suất mà ANZ áp dụng cho tổ chức và các khoản vay trả góp so với lãi suất tín phiếu kho bạc và có 1 khoảng cách giữa cho vay trả góp hạng nhất hạng hai mà ANZ đưa ra. Ví dụ như lợi tức của trái phiếu Úc năm 2007 tăng từ 6,1% lên 6,5%, lãi suất trả góp tiêu chuẩn ANZ áp dụng là từ 6,5% đến 7,9%, ANZ áp dụng các khoản cho vay thứ cấp lãi suất cao hơn các khoản cho vay thông thường.

 Phương pháp đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để đánh giá độ tin cậy của người vay. Tiêu chuẩn này được thực hiện bởi quá trình xếp hạng tín dụng của ANZ thể hiện qua hệ thống xếp hạng nội bộ đối với khách hàng. Cơ sở dữ liệu này được hình thành dựa trên các số liệu về số liệu trong quá khứ của khách hàng bao gồm: các khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng 1 năm của khách hàng, ngân hàng căn cứ vào số liệu dư nợ trong vòng 5 năm trước đó.

 Phương pháp RAROC: RAROC thực chất là một phương pháp định lượng, đo lường mức độ sinh lời có tính dẫn đến yếu tố rủi ro. RAROC không đồng nhất với quản trị rủi ro, thay vì thế RAROC là một phần, hay nói đúng hơn là một trong nhiều công cụ mà các ngân hàng hiện đại đang áp dụng trong quản trị rủi ro. Xuất phát từ thống kê xác xuất, nên quan niệm của RAROC về rủi ro khác với quan niệm thông thường. Chẳng hạn, theo quan niệm thông thường, rủi ro rín dụng là khả năng khách hàng không trả được nợ như cam kết, còn theo RAROC, rủi ro tín dụng là mức độ biến động của thu nhập ròng (lợi nhuận) gây ra bởi sự biến động về tổn thất trong tín dụng.

Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp RAROC và coi đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp RAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu hơn sẽ được thông qua. Dựa trên nguyên tắc này, tiêu chuẩn RAROC cho các khoản vay được chấp nhận của ANZ trong suốt 5 năm được tính qua Bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.3: Tỷ lệ ROE và RAROC đi với các khoản vay của ANZ

Year 2002 Year 2003 Year 2004 Year 2005 Year 2006
ROE 21.60% 20.60% 17.80% 15.50% 18.02%
RAROC >21.60% >20.60% >17.80% 15.50% >18.02%

Nguồn: ANZ consolidated annual report 2002 – 2006 [60]

>>> Xem thêm : Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại

Phương pháp VAR: Dựa vào thông tin của hệ thống đánh giá nội bộ của ANZ, dữ liệu lịch sử, lãi suất quá hạn của các khoản nợ không có khả năng thanh toán, cũng như là chênh lệch lợi nhuận, VAR của mỗi khoản vay đã được tính toán. Ví dụ như với độ tin cậy 97,5% đối với chênh lệch lãi suất các khoản tín dụng, VAR được tính là 0,8 triệu USD năm 2005 lên 1.1 triệu USD năm 2006. Tại độ tin cậy là 99%, con số tương ứng là 1,2 triệu USD lên 2,3 triệu USD năm 2006. …[60]

 Một số đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ANZ

Thứ nhất, đã áp dụng thành công các mô hình quản trị rủi ro tín dụng một cách linh hoạt và phù hợp.

ANZ đã thực hiện một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các phương thức quản lý rủi ro hiện đại và truyền thống. Quá trình sử dụng phương pháp hệ thống các chuyên gia, phương pháp tính mức bù rủi ro, hệ thống xếp hạng nội bộ, phương pháp RAROC và VAR được thiết lập linh hoạt phù hợp.

Thứ hai, áp dụng quản trị rủi ro tín dụng trên cả 2 khía cạnh rủi ro riêng biệt và rủi ro danh mục.

Thành công nổi bật của ANZ là việc quản trị cả rủi ro riêng biệt và rủi ro danh mục qua công cụ giới hạn tín dụng tập trung. Danh mục cho vay của ANZ được đa dạng hoá để giảm những rủi ro địa lý và rủi ro ngành cũng như để tối đa hoá lợi nhuận thông qua việc đưa ra giới hạn tập trung đối với từng nhóm khách hàng một cách chính xác.

Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ – Australia

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ – Australia

  1. Pingback: Quản trị rủi ro tỷ giá trong các ngân hàng thế giới - Luận Án Tiến Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?