Quản trị rủi ro tín dụng

quản lý dòng tiền

Quản trị rủi ro tín dụng

Khái niệm: Theo Bùi Diệu Anh (2013) thì “Quản trị rủi ro tín dụng là dự kiến, ngăn ngừa và đề xuất biện pháp kiểm soát các rủi ro nhằm loại bỏ, giảm nhẹ hoặc chuyển chúng sang một tác nhân khác tạo điều kiện sử dụng tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp” [2].

Quản trị rủi ro tín dụng là một khái niệm rộng với nội hàm gồm nhiều nội dung khác nhau trong quản trị điều hành một NHTM. Do đó có nhiều cách hiểu, có thể có nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này. Song theo Luận án thì quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách, biện pháp có liên quan đến hoạt động tín dụng để nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH.

Theo khái niệm trên thì nội hàm của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm một hệ thống: Chiến lược hoạt động tín dụng; Các chính sách của NHTM trong hoạt động tín dụng; Các biện pháp được triển khai trong toàn bộ hệ thống NHTM nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

– Chính sách tín dụng: Xây dựng một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng sẽ giúp phát huy được các thế mạnh của mỗi ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng ngân hàng.

– Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là những quy định cụ thể các bước nghiệp vụ từ khi nhận hồ sơ tín dụng cho đến khi quyết định cho vay, thu nợ. Xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho công tác quản lý tín dụng được thống nhất, khoa học, đồng thời nâng cao trách nhiệm của từng cán bộ thực hiện vì quy trình tín dụng thường quy định trách nhiệm của từng bộ phận tham gia thực hiện công tác tín dụng.

– Nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay thông qua quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay và bằng các kênh thông tin, cán bộ tín dụng phải luôn theo dõi sát khoản vay để kịp thời nhận diện rủi ro, từ đó có những biện pháp tối ưu để khắc phục.

– Chấm điểm khách hàng: Chấm điểm khách hàng là quá trình xếp hạng khách hàng theo các cấp độ khác nhau dựa trên các yếu tố định tính và định lượng. Việc chấm điểm khách hàng sẽ giúp NH sàng lọc được những khách hàng không tốt, từ đó có những chính sách cụ thể đối với mỗi loại khách hàng: cấp tín dụng, chính sách lãi suất….

– Phân loại nợ: Việc phân loại các khoản nợ của NH sẽ giúp NH có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro của từng khoản vay, từng khách hàng vay để từ đó có các giải pháp kịp thời. Việc phân loại nợ sẽ là cơ sở cho việc đưa ra mức độ giám sát và mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

– Hệ thống kiểm tra kiểm soát tín dụng: Xây dựng một bộ phận kiểm tra kiểm soát tín dụng sẽ giúp phát hiện ra những sai sót trong quá trình thực hiện tín dụng. Từ đó có thể giúp ngăn ngừa rủi ro xảy ra.

– Chính sách trích lập dự phòng và xử lý rủi ro: Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng rủi ro thường được quy định ở mỗi nước khác nhau. Tỷ lệ này thường được đưa ra trên cơ sở con số thống kê hiện tại về mức độ rủi ro của các NH.

Quản trị rủi ro tín dụng

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Quản trị rủi ro tín dụng

  1. Pingback: Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ – Australia - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?