Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro ngân hàng

kế toán cho vay

Mục lục

Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại

1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại ANZ – Australia

 Khung quản trị rủi ro: Tổng kết trong 15 năm liên tục cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm 43% tổng số rủi ro tại ANZ. Quan điểm chung của các nhà quản lý NH, quản trị RRTD là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu của hoạt động cho vay: Tăng trưởng tốt với mức lợi nhuận tương ứng. Vì vậy, ANZ có một khung quản trị rủi ro hợp lý với cách tiếp cận có cơ cấu và nguyên tắc chặt chẽ để đạt được mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận này. …[60]

 Đo lường rủi ro ở ANZ: Phương pháp sử dụng hệ thống chuyên gia: Phương pháp sử dụng hệ thống chuyên gia là phương pháp đo lường rủi ro tín dụng truyền thống mà ANZ đã áp dụng phổ biến. Trong hệ thống này các cán bộ tín dụng có quyền tự đưa ra quyết định tín dụng đối với khách hàng dựa trên kinh nghiệm và các dữ liệu lịch sử về khách hàng.

 Phương pháp tính mức bù rủi ro:ANZ đòi hỏi mức bù rủi ro là tỉ lệ lợi tức bắt buộc thêm vào để bồi thường rủi ro cao mà NH phải chịu khi cho vay. Các khoản cho vay có mức rủi ro cao sẽ có lãi suất hơn để bồi thường mức rủi ro cao. Ví dụ ở ANZ, có một khoảng cách giữa mức lãi suất mà ANZ áp dụng cho tổ chức và các khoản vay trả góp so với lãi suất tín phiếu kho bạc và có 1 khoảng cách giữa cho vay trả góp hạng nhất hạng hai mà ANZ đưa ra. Ví dụ như lợi tức của trái phiếu Úc năm 2007 tăng từ 6,1% lên 6,5%, lãi suất trả góp tiêu chuẩn ANZ áp dụng là từ 6,5% đến 7,9%, ANZ áp dụng các khoản cho vay thứ cấp lãi suất cao hơn các khoản cho vay thông thường.

 Phương pháp đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để đánh giá độ tin cậy của người vay. Tiêu chuẩn này được thực hiện bởi quá trình xếp hạng tín dụng của ANZ thể hiện qua hệ thống xếp hạng nội bộ đối với khách hàng. Cơ sở dữ liệu này được hình thành dựa trên các số liệu về số liệu trong quá khứ của khách hàng bao gồm: các khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng 1 năm của khách hàng, ngân hàng căn cứ vào số liệu dư nợ trong vòng 5 năm trước đó.

 Phương pháp RAROC: RAROC thực chất là một phương pháp định lượng, đo lường mức độ sinh lời có tính dẫn đến yếu tố rủi ro. RAROC không đồng nhất với quản trị rủi ro, thay vì thế RAROC là một phần, hay nói đúng hơn là một trong nhiều công cụ mà các ngân hàng hiện đại đang áp dụng trong quản trị rủi ro. Xuất phát từ thống kê xác xuất, nên quan niệm của RAROC về rủi ro khác với quan niệm thông thường. Chẳng hạn, theo quan niệm thông thường, rủi ro rín dụng là khả năng khách hàng không trả được nợ như cam kết, còn theo RAROC, rủi ro tín dụng là mức độ biến động của thu nhập ròng (lợi nhuận) gây ra bởi sự biến động về tổn thất trong tín dụng.

Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp RAROC và coi đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp RAROC đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu hơn sẽ được thông qua. Dựa trên nguyên tắc này, tiêu chuẩn RAROC cho các khoản vay được chấp nhận của ANZ trong suốt 5 năm được tính qua Bảng 1.3 như sau:

Bảng 1.3: Tỷ lệ ROE và RAROC đi với các khoản vay của ANZ

Year 2002 Year 2003 Year 2004 Year 2005 Year 2006
ROE 21.60% 20.60% 17.80% 15.50% 18.02%
RAROC >21.60% >20.60% >17.80% 15.50% >18.02%

Nguồn: ANZ consolidated annual report 2002 – 2006 [60]

Phương pháp VAR: Dựa vào thông tin của hệ thống đánh giá nội bộ của ANZ, dữ liệu lịch sử, lãi suất quá hạn của các khoản nợ không có khả năng thanh toán, cũng như là chênh lệch lợi nhuận, VAR của mỗi khoản vay đã được tính toán. Ví dụ như với độ tin cậy 97,5% đối với chênh lệch lãi suất các khoản tín dụng, VAR được tính là 0,8 triệu USD năm 2005 lên 1.1 triệu USD năm 2006. Tại độ tin cậy là 99%, con số tương ứng là 1,2 triệu USD lên 2,3 triệu USD năm 2006. …[60]

 Một số đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ANZ

Thứ nhất, đã áp dụng thành công các mô hình quản trị rủi ro tín dụng một cách linh hoạt và phù hợp.

ANZ đã thực hiện một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các phương thức quản lý rủi ro hiện đại và truyền thống. Quá trình sử dụng phương pháp hệ thống các chuyên gia, phương pháp tính mức bù rủi ro, hệ thống xếp hạng nội bộ, phương pháp RAROC và VAR được thiết lập linh hoạt phù hợp.

Thứ hai, áp dụng quản trị rủi ro tín dụng trên cả 2 khía cạnh rủi ro riêng biệt và rủi ro danh mục.

Thành công nổi bật của ANZ là việc quản trị cả rủi ro riêng biệt và rủi ro danh mục qua công cụ giới hạn tín dụng tập trung. Danh mục cho vay của ANZ được đa dạng hoá để giảm những rủi ro địa lý và rủi ro ngành cũng như để tối đa hoá lợi nhuận thông qua việc đưa ra giới hạn tập trung đối với từng nhóm khách hàng một cách chính xác.

2. Quản trị rủi ro tỷ giá

 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng Singapore

Tại Singapore: Ngân hàng DBS (The Development Bank of Singapore Limited) các rủi ro tác nghiệp được phân tích trên hai giác độ: tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức rủi ro tác nghiệp như: kiểm soát nội bộ, bảo hiểm quốc tế. Tại DBS, các công cụ và kĩ thuật quản trị rủi ro tác nghiệp được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo. [8]

 Kinh nghiệm về mô hình tổ chức nghiệp vụ của Malaysia và Trung Quốc

Các NHTM dần chuyên môn hóa, hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng xử lý giao dịch tập trung của nhiều nước, chi nhánh về một trung tâm. Hiện nay, đây là cách làm của nhiều ngân hàng lớn trên thế giới có nhiều chi nhánh, lượng giao dịch lớn như Citibank có trung tâm xử lý tài chính thương mại ở Penang (Malaysia), Bank of New York có trung tâm xử lý ở Thượng Hải, American Express Bank có trung tâm tại Singapore[8]

3. Quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng tại Trung Quốc

NHTW Trung Quốc (The People’s Bank of China) thực hiện những biện pháp cần thiết nhất để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn, giúp các NHTM có cơ sở dự báo biến động lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, để đa dạng hóa các công cụ phòng ngừa RRLS, NHTW Trung Quốc đã ban hành Thông tư về thí điểm giao dịch swap lãi suất, qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm hoàn thiện quy chế và tiến tới triển khai trên diện rộng. Ngoài ra, Ủy ban giám sát hoạt động Ngân hàng Trung Quốc đưa ra những quy định chặt chẽ về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phù hợp với quy định trong hiệp định tiêu chuẩn về vốn của Ủy ban Basel, buộc các TCTD phải tuân thủ. Việc các NHTM Trung Quốc tuân thủ nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn sẽ hạn chế được tình trạng các NHTM cạnh tranh không lành mạnh bằng cách tăng lãi suất huy động để tăng quy mô vốn huy động, do vậy sẽ giảm bớt được sự biến động của lãi suất thị trường. [8]

4. Quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động ngân hàng một số nước trên thế giới

  1. i) Bài học về quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng Northern Rock – nước Anh năm 2007 [77]

Tháng 9/2007, cả nước Anh và toàn thế giới choáng váng với sự kiện NH Northern Rock đứng bên bờ vực phá sản. Ngày 12/9/2007, Northern Rock đã đề nghị NHTW Anh (Bank of England) cho vay 3 tỉ bảng Anh vốn ngắn hạn để chi trả các nghĩa vụ tài chính đến hạn của mình. Cuộc khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn (subprime mortgage crisis) trên thị trường Mỹ mùa hè năm 2007 có ảnh hưởng đến cung thanh khoản của Northern Rock do NH này có 150 triệu đô la Mỹ trong các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản trên thị trường Mỹ (với đối tác là ngân hàng Lehman Brothers – một “ông lớn”trong lĩnh vực cho vay mua bất động sản tại Mĩ, cũng đã bị phá sản vào ngày 15/9/2008). Lý do khiến Northern Rock phải vay vốn của NHTW Anh là do Northern Rock không huy động được vốn trên thị trường liên NH và các TCTD khác. Sau đó Northern Rock đã liên lạc với các cơ quan tài chính của chính phủ cũng như NH Anh để được trợ giúp giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Những thông tin bí mật về các cuộc trao đổi giữa Northern Rock và ngân hàng TW Anh cũng như các tổ chức tài chính khác bị giới truyền thông biết được. Báo chí dồn dập đưa ra những dự đoán về nguy cơ vỡ nợ với những cái tít giật gân như “Northern Rock đang thiếu tiền mặt trầm trọng”, “Northern Rock đang gánh hậu quả do cho vay cầm cố tràn lan”, “Northern Rock bị ảnh hưởng nặng nề sau khủng hoảng cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn Mỹ”. [77]

* Nguyên nhân

Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất dẫn đến rủi ro thanh khoản của Northern Rock chính là rủi ro tín dụng mà ngân hàng này phải đối mặt. Sai lầm lớn nhất của ngân hàng Northern Rock là tiếp tục cho các khách hàng vay cầm cố nhiều gấp 5 lần lương của người vay. Khi cho vay thế chấp bằng nhà đất, ngân hàng Northern Rock đã cho vay nhiều gấp 125% giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc. Việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên đã khiến cho tài sản bong bóng xà phòng của ngân hàng Northern Rock tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Chính vì thế, khi bị ảnh hưởng từ việc thị trường cho vay dưới chuẩn của Mỹ lâm vào khủng hoảng thì việc thiếu vốn là điều dễ hiểu.

  1. ii) Bài học về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại ở Argentina

Năm 2000, Chính phủ Argentina phải thực hiện các biện pháp cắt giảm chi tiêu và tìm kiếm sự giúp đỡ từ IMF. Tháng 4/2001, các nhà chức trách đã ban hành một loạt biện pháp trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng song song với hạn chế thâm hụt tài khoá (zero deficit plan). Chính phủ Argentina cho rằng đầu tư của khối doanh nghiệp gia tăng nếu tăng thanh khoản của hệ thống NH, giảm thuế đối với mặt hàng vốn, tăng thuế đối với mặt hàng tiêu dùng. Về mặt tài khoá, chính phủ áp thuế lên các giao dịch tài chính để tăng thu nhập cho chính phủ. Tuy nhiên, các biện pháp này không những không làm chững lại sự suy thoái kinh tế mà còn khiến cho Argentina lún sâu hơn vào khủng hoảng. Sự thiếu minh bạch trong việc thực thi các chính sách này cộng với những mâu thuẫn giữa những nhà ban hành chính sách đã làm giảm lòng tin của thị trường. Các nhà đầu tư nghi ngờ mức độ điều chỉnh thâm hụt tài khoá do nhiều địa phương không bị buộc cắt giảm chi tiêu. Việc nới lỏng dự trữ bắt buộc tại các NH với mục đích ban đầu là làm tăng thanh khoản nhưng thực tế lại làm giảm chất lượng tín dụng và giảm khả năng thu hút vốn của các NH [76].

* Nguyên nhân: Thứ nhất, Argentina lúc đó đang ở trong cuộc suy thoái kinh tế. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đóng các tài khoản tại các ngân hàng Argentina. Thứ hai, những người gửi tiền bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp bị mất niềm tin vào chính phủ, các chính sách của chính phủ và hệ thống ngân hàng. Thứ ba, trong khi người gửi tiền mất niềm tin và muốn rút tiền khỏi ngân hàng, những biến động trong tỉ giá hối đoái giữa đồng đôla Mĩ và đồng Peso càng làm tăng thêm mức độ của các cuộc khủng hoảng thanh khoản. Thứ tư, việc NHTW Argentina can thiệp bằng cách ra các hạn mức rút tiền hàng tháng/tài khoản tiền gửi cá nhân tuy làm giảm lượng tiền rút trên tài khoản nhưng lại làm tăng số lượng người đến rút tiền vì khi NHTW phải khống chế lượng tiền rút ra hàng tháng thì người gửi tiền càng có cơ sở để lo ngại về khả năng thanh khoản của NH và càng muốn rút hơn. [76]

5. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động

Rất nhiều NHTM trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro hoạt động ngay sau khi Basel II có hiệu lực. Nhiều NHTM ở Mỹ, Châu Âu, Nhật bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo lường hiện đại AMA (Advanced Measurement Approach). Kết quả nghiên cứu do ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn rủi ro hoạt động của các NHTM sử dụng AMA thấp hơn các NHTM không sử dụng AMA (10,8% so với 12-18%). Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement). Citibank thực hiện quản trị RRHĐ theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh được xác định, đánh giá thường xuyên. Từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu RRHĐ được đưa ra. Các hoạt động này được tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể và đấy là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị RRHĐ.

Tại Tây Ban Nha: hơn 50% ngân hàng đã thực hiện đổi mới hoạt động và tổ chức như: thành lập một bộ phận riêng biệt chuyên về rủi ro tác nghiệp, đổi mới hệ thống báo cáo và áp dụng công nghệ hiện đại. Tại Hà Lan: Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRHĐ, như ING Group thuê IBM để quản trị RRHĐ. Khung quản trị RRHĐ cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng. Tại Singapore: Ngân hàng DBS (The Development Bank of Singapore Limited) các rủi ro tác nghiệp được phân tích trên hai giác độ: tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức rủi ro tác nghiệp như: kiểm soát nội bộ, bảo hiểm quốc tế. Tại DBS, các công cụ và kĩ thuật quản trị rủi ro tác nghiệp được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo. …[Nguồn: Hoàng Huy Hà (2012)] [8]

Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?