Quản trị rủi ro tỷ giá

phân tích tài chính

Quản trị rủi ro tỷ giá

Khái niệm: Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro tỷ giá là tổng thể các biện pháp nhằm nhận dạng, đánh giá, kiểm soát, giảm thiểu những tổng thất, mất mát trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM. Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá luôn biến động, với biến đổi của tỷ giá hối đoái, bất kỳ một khoản nợ nào cho dù dài hay ngắn, đối với một đồng tiền nhất định, đều có thể tạo cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá hối đoái. [49]

Nội dung quản trị rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3 hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng. Để hạn chế rủi ro tỷ giá hối đoái, người ta thường sử dụng các biện pháp cơ bản sau:

Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá

Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường hối đoái nói riêng các chuyên gia thường dùng 2 cách phân tích sau đây để dự báo giá: phân tích kỹ thuật (Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamental analysis).

+ Phân tích cơ bản (Fundamental analysis) là phương pháp phân tích tập trung vào việc nghiên cứu các lý do hoặc nguyên nhân làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống. Nó chú ý đến các lực lượng tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư… Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến một giá trị dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực. Phần khó nhất của phương pháp này là quyết định xem thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành. Các lý thuyết chính của phân tích cơ bản là: Lý thuyết đồng giá sức mua (PPP), lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP), mô hình cán cân thanh toán quốc tế, mô hình thị trường vốn,…

+ Phân tích kỹ thuật (Technical analysis) đơn giản là một phương pháp dự báo dựa vào nghiên cứu về quá khứ, tâm lý và quy luật xác suất. Phân tích kỹ thuật chủ yếu là dựa vào đồ thị tỉ giá và số lượng mua bán của quá khứ đã được tập hợp lại để dự đoán khuynh hướng của tỉ giá trong tương lai. Phân tích kỹ thuật có tính linh hoạt, dễ sử dụng và nhanh chóng, những nhà kinh doanh ngoại tệ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn được tự do chọn lựa.

 

Lựa chọn ngoại tệ thanh toán

Sự biến động tỷ giá của từng loại ngoại tệ khác nhau, phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia. Như vậy mức độ rủi ro tỷ giá phát sinh với mỗi loại ngoại tệ cũng không giống nhau. Việc lựa chọn loại ngoại tệ có giá trị tương đối ổn định sẽ giúp cho NHTM và doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch ngoại tệ với NHTM giảm thiểu tác động của biến động tỷ giá.

Sử dụng hợp đồng mua bán ngoại tệ và hợp đồng xuất nhập khẩu song hành: Đối với doanh nghiệp, đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau, NHTM cần tư vấn cho các doanh nghiệp là khách hàng của mình.

Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá: Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi NHTM, doanh nghiệp sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến doanh nghiệp, NHTM bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Cách này đơn giản và tốn kém ít chi phí khi thực hiện.

Sử dụng thị trường tiền tệ: Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi lệ thuộc vào sự biến động tỷ giá.

Lựa chọn các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ

Đối với NHTM, cần sử dụng song hàng hợp đồng giao ngay và các hợp đồng giao dịch kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn tiền tệ, nhằm giảm thiểu rủi ro về tỷ giá.

Spot (giao dịch giao ngay): Là giao dịch mà hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo.

Forward (giao dịch kỳ hạn): Là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.

Swap (giao dịch hoán đổi): Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.

Các nghiệp vụ khác: option,…

Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá

* Nhóm nhân tố khách quan

 Cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của một nước so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫn nhau, cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia bội chi hoặc bội thu. Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội chi, thì quốc gia đó phải xuất ngoại tệ trả nợ, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ gia tăng, cầu > cung, tỷ giá cho xu hướng tăng lên. Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu (thu > chi), nước ngoài trả nợ bằng ngoại tệ, dẫn đến cung ngoại tệ gia tăng, tỷ giá có xu hướng giảm. Tuy nhiên sự biến động tăng giảm tỷ giá hối đoái nói trên chỉ xảy ra trong trường hợp điều kiện môi trường kinh tế ổn định không xảy ra những biến cố kinh tế – chính trị trọng đại, vì những biến động về chính trị, xã hội sẽ tác động nhanh chóng đến sự thay đổi của tỷ giá.

Lãi suất: Phần lớn các nhà đầu tư với quy mô lớn trên thị trường như các tập đoàn, các công ty đa quốc gia có thể chuyển đổi đầu tư một cách dễ dàng giữa các đồng tiền khác nhau khi tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền này có chiều hướng thay đổi. Vấn đề quan trọng được đặt ra là cần phải so sánh đối chiếu thu thập đầu tư từ các đồng tiền khác nhau để có thể chắc chắn rằng họ có thể thu được kết quả đầu tư tốt nhất.

Ngang giá sức mua: Ngang giá sức mua chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai đồng tiền, được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một số mặt hàng ở hai nước khác nhau được tính theo đồng tiền của hai nước.Nếu cùng một số tiền ngang nhau người ta mua được một lượng hàng ngang nhau ở mọi nước thì như vậy mậu dịch quốc tế sẽ không có lãi và không kích thích ngoại thương phát triển, điều đó có nghĩa là, các đồng tiền đều ở trong tình trạng ngang nhau về sức mua.

Các điều kiện kinh tế

Về ngắn hạn, các hoạt động kinh doanh và đầu tư hàng ngày đều tác động trực tiếp đến cung và cầu vốn đặc biệt là các khoản giao dịch với quy mô lớn trên thị trường. Những yếu tố kinh tế chính trị tác động tức thời đã làm thay đổi đáng kể các khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua,…Mức cung, cầu ngoại tệ biến động trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các luồng thu chi ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái.

Về dài hạn, tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi tình hình và xu hướng phát triển kinh tế quốc gia cũng như các biến động trên thị trường thế giới, được thể hiện qua những yếu tố cơ bản như sau: cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, thuế suất, cung và cầu vốn,… Tất cả những nhân tố trên tạo nên áp lực cung và cầu vốn trên thị trường, vốn ngoại tệ sẽ chảy vào một nước khi các nhà đầu tư thấy có cơ hội kinh doanh và một số nước cần vốn và đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, còn các nước khác thừa tiền thì có khả năng đầu tư sang các nước khác, dẫn đến làm dịch chuyển luồng vốn đầu tư giữa các nước.

Những yếu tố chính trị: Sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như dài hạn đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, mức độ bất ổn trong tình hình chính trị và các chính sách điều tiết của nhà nước. Có thể nói sự ổn định về chính trị được xem như là điều kiện hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, và làm dịch chuyển vốn đầu tư nhanh chóng.

Các yếu tố khác: Tỷ giá còn chịu tác động của các yếu tố khác như: tâm lý, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư,…

* Nhóm nhân tố chủ quan:

Quy trình và quy định nội bộ của NHTM nói chung và kinh doanh ngoại tệ, giao dịch ngoại hối nói riêng; trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ kinh doanh ngoại tệ, giao dịch ngoại hối; trình độ công nghệ ngân hàng áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ; hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ nói chung và kinh doanh ngoại tệ nói riêng,….

Quản trị rủi ro tỷ giá

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Quản trị rủi ro tỷ giá

  1. Pingback: Dịch vụ báo cáo tài chính quản trị – GCCI

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?