Kinh nghiệm quản trị tài chính của một doanh nghiệp trên thế giới

Chính sách tỷ giá

Mục lục

Kinh nghiệm quản trị tài chính của một doanh nghiệp trên thế giới

Ở nhiều nước như Mỹ và châu Âu, trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone,… quản trị tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, quản trị tài chính là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của DN.

Bộ phận quản trị tài chính trong các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lượng,… do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, so sánh kế quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành. Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản trị tài chính có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của doanh nghiệp trong kỳ.

Ngoài ra, bộ phận quản trị tài chính còn giúp giám đốc hoạch định chiến lược tài chính ngắn và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản xuất… Thông qua đó, đánh giá, dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính doanh nghiệp của các đối tác cạnh tranh; đề xuất phương án chia tách hay sáp nhập…

Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất:

– Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

– Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững.

– Quản trị tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính – bộ não của DN – rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán, thống kê. Người đứng đầu bộ phận quan trọng này được gọi là giám đốc tài chính (CFO). Trong các tập đoàn kinh tế đa quốc gia trên thế giới, giám đốc tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt tài chính kế toán trước tổng giám đốc và quản trị tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các bộ phận chức năng của DN. Tác giả nghiên cứu một số kinh nghiệm quản trị tài chính tại các DN cụ thể như sau:

1. Kinh nghiệm quản trị tài chính của tập đoàn dầu khí Petronas – Malaysia

Nhiệm vụ của quản trị tài chính rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đơn vị và hiệu quả hoạt động kinh doanh, đó là:

+ Xây dựng chính sách, thể thức và hướng dẫn hoạt động tài chính của Tập đoàn;

+ Bảo đảm nguồn tài chính cho các yêu cầu về vốn với điều kiện huy động vốn với chi phí thấp nhưng an toàn nhất;

+ Quản lý các khoản nợ, quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và chênh lệch giữa các đồng tiền sử dụng, rủi ro giá cả;

+ Sử dụng các quỹ của đơn vị đạt hiệu quả cao nhất.

Cụ thể tập đoàn dầu khí Petronas – Malaysia đã đưa ra một số phương án trong quản trị tài chính như sau:

– Về vấn dề huy động vốn sử dụng cho hoạt động sxkd của Petronas

Tập đoàn dầu khí Petronas là đơn vị cổ phần mà Nhà nước với tư cách là cổ đông lớn nhất (tỷ lệ cổ phần chiếm trên 90%). Nó được Chính phủ Malaysia tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh chóng và bền vững thông qua một số chính sách tài chính như: Chỉ phải nộp thuế trong hoạt động khai thác dầu khí với thuế suất ngày càng được điều chỉnh giảm; nộp thuế 6 tháng/lần bao gồm các loại thuế mà Petronas thay mặt Chính phủ thu của nhà đầu tư nước ngoài; lãi sau thuế của tập đoàn được giữ lại toàn bộ để tái đầu tư; Nhà nước chỉ thu cổ tức 01 lần/năm và vào cuối năm tạo điều kiện cho Petronas chiếm dụng vốn tạm thời và không phải trả lãi nhằm giải quyết khó khăn tạm thời về vốn; đơn vị được sử dụng linh hoạt các ngoại tệ mạnh. Ngoài ra, Petronas còn được tạo điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo nguồn nhân lực có đủ trình độ chuyên môn và ngoại ngữ.

Tập đoàn dầu khí Petronas không chỉ tích tụ, tập trung vốn từ nguồn trong nước mà còn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên chính sách khuyến khích, cởi mở và thông thoáng hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài của Chính phủ (Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, luật dầu khí,…).

Tập đoàn dầu khí Petronas đã xác định được chiến lược và chính sách thu hút vốn phù hợp và tạo ra nhiều kênh huy động vốn hiệu quả đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của mình như: Vay trực tiếp từ những tổ chức tín dụng trong nước; liên doanh, liên kết với các công ty trong nước; huy động vốn thông qua việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, tham gia thị trường chứng khoán…

– Vấn đề phân phối thu nhập của tập đoàn dầu khí Petronas

Chính phủ Malaysia với tư cách là cổ đông lớn nhất cho phép Hội đồng quản trị tập đoàn Petronas quyết định tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư và nộp Ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc tạo điều kiện tích lũy tối đa cho đơn vị.

– Vấn đề kiểm tra, giám sát tài chính trong nội bộ Petronas

Tập đoàn Petronas thực hiện quản trị tài chính doanh nghiệp bằng hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí được thiết lập chi tiết như: Đảm bảo tỷ lệ hoàn vốn đầu tư đặt ra; bảo toàn vốn và tài sản; các rủi ro đầu tư…

Dựa vào hệ thống chỉ tiêu, nhà quản trị phân tích và đưa ra khuyến nghị, giải pháp sử dụng nguồn tài chính đạt hiệu quả.

2. Kinh nghiệm quản trị tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ

– Xây dựng các kế hoạch tốt nhất trong việc sử dụng quỹ nội bộ và huy động từ bên ngoài;

– Thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát tài chính liên quan đến việc phân bổ và sử dụng nguồn tài chính hiệu quả;

➯ Xem thêm: Khái niệm hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp

– Phân tích  kết quả tài chính cho mọi hoạt động và đưa ra đề xuất giải pháp tài chính tốt nhất cho các hoạt động trong tương lai;

– Giữ hàng tồn kho ở mức tối thiểu – mức 0 bằng cách dựa vào các đơn đặt hàng thực tế của khách hàng để mua nguyên vật liệu, tối đa hóa năng suất và giao hàng trực tiếp không qua kho cho khách hàng;

– Phân tích các chỉ số tài chính giúp xác định được điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định đúng đắn và hợp lý.

3. Kinh nghiệm quản trị tài chính của Công ty Best Buy – Công ty bán lẻ hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất Bắc Mỹ

Thành công của công ty là do công ty đã tập trung quản trị vốn lưu động và điều hành đúng đắn.

– Do đa số khách hàng của công ty dùng thẻ tín dụng, không dùng tiền mặt, nên công ty tập trung quản trị hàng tồn kho.

– Để duy trì doanh thu, các cửa hàng phải trữ đủ lượng hàng hóa khách hàng tìm trong một thời gian. Công ty đã sử dụng hệ thống máy tính kết nối để thu thập dữ liệu thực tế từ mỗi cửa hàng về mỗi sản phẩm được bán và máy tính được cài đặt lệnh tự động để đảm bảo hàng hóa cung cấp đầy đủ. Nếu doanh thu của một sản phẩm giảm, giá cả sẽ được hạ để giảm lượng hàng tồn kho.

4. Kinh nghiệm quản trị tài chính của Công ty Herman Miller – một trong những hãng thiết kế hàng đầu về nội thất nói chung từ những thiết kế ngoài trời cho đến bàn ăn và phòng khách của Mỹ

Quy trình cung cấp nguyên vật liệu của công ty cũng như quy trình sản phẩm đến tay khách hàng qua nhiều bước, cụ thể: Khi có đơn đặt hàng, công ty mua bán thành phẩm từ các nhà cung cấp, và các nhà cung cấp lại phải mua nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp của họ. Sau khi nhà cung cấp chuyển hàng phù hợp đến các nhà máy của Herman, các nhà máy sản xuất ra sản phẩm để hoàn tất đơn đặt hàng gửi cho khách hàng. Nếu một phần của quy trình bị trục trặc, đơn hàng sẽ bị trễ và  phát sinh thêm chi phí để giải quyết đơn đặt hàng, tổn hại danh tiếng của công ty và ảnh hưởng doanh thu của công ty trong tương lai.

Do đó, công ty đã tập trung quản trị nhà cung cấp bằng phần mềm đặc biệt yêu cầu sự vận hành đồng thời giữa công ty và các phòng ban khác trong chuỗi cung cấp. Ban đầu nhiều nhà cung cấp của công ty rất thận trọng vì họ phải miễn cưỡng tiết lộ các thông tin hoạt động trong chuỗi cung cấp. Tuy nhiên, phương pháp này đã làm gia tăng giá trị của Herman Miller và các nhà cung cấp của họ. Công ty Herman đã giảm nhanh chóng hàng tồn kho giảm 2 tuần phân phối hàng cho khách, tăng 20% doanh số không tăng phí tổn làm cho lợi nhuận, dòng tiền và giá cổ phiếu cao hơn.

Kinh nghiệm quản trị tài chính của một doanh nghiệp trên thế giới

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?