Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Khái niệm hội tụ kế toán quốc tế

Mục lục

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được thành lập và tồn tại dưới những loại hình khác nhau như: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có cơ sở nguồn hình thành tài chính khác nhau từ khi thành lập cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, có nhiều sự ảnh hưởng của nhân tố khách quan cũng như chủ quan đến hiệu quản quản trị tài chính doanh nghiệp. Có những nhân tố ảnh hưởng ngay từ khi thành lập doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp giải thể, sát nhập hoặc phá sản; có những nhân tố chỉ ảnh hưởng đến quản trị tài chính doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động sxkd.

1.  Những nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính

1.1. Năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp

Nhà quản trị DN có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định quản trị tài chính. Do đó, nếu đội ngũ nhà quản trị nói riêng, công nhân viên của DN nói chung không nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của quản trị tài chính (hoặc nhận thức không đúng), hoạt động này thực hiện sẽ không cho hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên, nhận thức thôi chưa đủ, bản thân nhà quản trị cần có trình độ quản lý, chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả đầy đủ những nội dung quản trị tài chính nêu trên. Nhà quản trị còn phải có sự am hiểu sâu sắc điều kiện kinh doanh của DN, khả năng dự báo những biến động về NVL, công nghệ, lãi suất vay vốn… là rất cần thiết. Điều đó giúp nhà quản trị ra quyết định tài chính phù hợp tình hình hoạt động sxkd của DN, có thể điều chỉnh linh hoạt khi có sự biến động trên thị trường.

Ngoài ra, quan điểm của nhà quản trị cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc ra quyết định. Một nhà quản trị bảo thủ thường đưa ra quyết định thận trọng như nắm giữ nhiều vốn bằng tiền, dự trữ nhiều HTK, hạn chế khách hàng mua chịu, sử dụng nhiều VCSH thay vì vay vốn, lựa chọn phương pháp khấu hao đều, chỉ thay thế khi TSCĐ hỏng… Ngược lại, nhà quản trị năng động thường mạnh dạn trong khi ra quyết định, luôn tìm giải pháp mới nhằm dự trữ tiền, HTK ở mức thấp, thích sử dụng vốn nợ vay, thích đổi mới công nghệ… dù có thể gặp nhiều rủi ro.

1.2. Tay nghề của công nhân

Công nhân là người trực tiếp sử dụng MMTB, NVL để tạo ra sản phẩm. Do đó, trình độ tay nghề của họ có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản trị tài sản. Nếu nhà quản trị ra quyết định sử dụng MMTB hiện đại, NVL mới, khó thao tác, vượt quá khả năng của đa số công nhân sẽ làm gia tăng chi phí đào tạo, tuyển công nhân mới… Những người lao động có tay nghề cao sẽ sử dụng MMTB đúng yêu cầu kỹ thuật, sử dụng vật tư phù hợp, họ có thể khai thác tối đa tính năng của MMTB, tiết kiệm NVL, hạn chế hao hụt, hỏng hóc trong quá trình sản xuất. Đó là cơ sở để bảo toàn HTK, kéo dài tuổi thọ của MMTB, giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ…

1.3. Phương thức huy động vốn trong DN

DN có thể huy động vốn sử dụng cho hoạt động sxkd của DN bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu, huy động vốn góp từ các nhà đầu tư, vay vốn của tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thương mại, thuê tài chính, thuê hoạt động TSCĐ, tín dụng thương mại hoặc bổ sung nguồn vốn từ lợi nhuận để lại… Nguồn vốn huy động từ những nguồn này được nhóm thành 2 loại co bản là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ.

➯ Xem thêm: Khái niệm hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp

Sử dụng vốn chủ sở hữu tài trợ cho tài sản là phương án an toàn được ưu tiên sử dụng vì không có áp lực trả nợ, dù chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay nợ. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu không thể đáp ứng 100% nhu cầu vốn của DN. Do đó, nhà quản trị phải kết hợp sử dụng VCSH với vốn nợ vay. Sử dụng nợ cho hoạt động của DN làm gia tăng nguy cơ khánh tận tài chính, tạo sức ép cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Một quyết định huy động vốn không hợp lý, quản trị tài sản không hiệu quả đem lại kết quả hoạt động thấp không đủ để trả nợ. Điều đó có thể làm cho DN mất khả năng thanh toán.

1.4. Cơ cấu vốn sử dụng trong DN

Cơ cấu vốn thể hiện DN sử dụng bao nhiêu nợ vay, bao nhiêu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn. Trong lý thuyết có cơ cấu vốn tối ưu đối với DN. Cơ cấu tối ưu sẽ tạo điều kiện cho DN sử dụng vốn với chi phí thấp nhất mà hiệu quả mang lại cao nhất. Nhưng, trên thực tế thì không có cơ cấu vốn tối ưu, mà nhà quản trị chỉ có thể xác định một cơ cấu vốn hợp lý giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu trong từng thời kỳ nhằm đạt được chi phí sử dụng vốn bình quân thấp nhất, đạt mục tiêu DN đặt ra.

Ngoài ra, cơ cấu về thời hạn vốn cũng ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính. Có 2 phương án sử dụng vốn hình thành tài sản của DN. Phương án thứ nhất, sử dụng vốn ngắn hạn hình thành một phần tài sản ngắn hạn (thường là tiền và phải thu ngắn hạn); những tài sản còn lại (phải thu dài hạn, HTK và TSCĐ) được hình thành bằng vốn dài hạn. Với phương án này, DN hoạt động sẽ an toàn nhưng chi phí vốn sử dụng cao và chỉ thích hợp với những DN tăng trưởng thấp hoặc trung bình, thị trường có nhiều biến động khó dự báo. Phương án thứ hai, nhà quản trị có thể quyết định sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn và một phần tài sản dài hạn (phải thu dài hạn và TSCĐ); phần tài sản dài hạn còn lại được tài trợ bằng vốn dài hạn. Theo phương án này, chi phí vốn sử dụng giảm nhưng rủi ro tài chính tăng và chỉ thích hợp với DN có tốc độ tăng trưởng cao, chắc chắn về điều kiện kinh doanh trong dài hạn.

1.5. Bộ máy quản trị của DN

Quản trị tài chính là hoạt động khó, cần sự phối hợp của nhiều bộ phận trong DN. Do đó, cơ cấu tổ chức, bố trí bộ máy quản trị trong DN có ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính.

Bộ máy quản trị DN mang tính thống nhất, được phân cấp quản lý rõ ràng, không chồng chéo và được chuyên môn hóa cao sẽ tạo điều kiện tốt trong việc quản trị tài chính DN.

Các bộ phận hoạt động độc lập nhưng vẫn đảm bảo tính liên kết về không gian, nghiệp vụ và khả năng phối hợp giữa những bộ phận này góp phần nâng cao chất lượng quyết định nhà quản trị đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính.

2.   Những nhân tố khách quan chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính DN

Ngoài những nhân tố mang tính chủ quan còn có các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính. Nhân tố khách quan gồm:

2.1. Cơ chế, chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước về quản trị tài chính

Các cơ quan chức năng của nhà nước như Bộ Tài chính, Bộ chủ quản… trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình đã nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản, thông tư hướng dẫn quy định liên quan đến quản trị tài sản, nguồn vốn nói riêng, quản trị tài chính của DN nói chung. Đó là những yêu cầu có thể mang tính bắt buộc hoặc hướng dẫn DN trong quá trình quản trị.

Nếu nhà nước đưa ra những quy định phù hợp với hoạt động sxkd, hoạt động quản trị tài chính của DN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tài chính. Ngược lại, nếu các quy định này không phù hợp hoặc làm giảm tính tự chủ của DN sẽ gây khó khăn và giảm hiệu quả quản trị tài chính.

Ngoài ra, khi nhà nước ban hành những chính sách kinh tế tác động trực tiếp đến DN. Chính sách đó có thể hạn chế hoặc khuyến khích lĩnh vực hoạt động sxkd của DN; quy hoạch vùng kinh tế, lãnh thổ và quốc gia hoạt động giao thương sẽ mở ra cơ hội hoặc làm gián đoạn hoạt động sxkd. Từ đó, các chính sách này tác động tới hiệu quả quản trị tài chính trong DN.

2.2. Mức độ phát triển của thị trường

Mọi quyết định quản trị DN nói chung, quyết định quản trị tài chính nói riêng chỉ phát huy tác dụng khi phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường.

Thị trường càng phát triển, DN càng có nhiều lựa chọn để giải quyết một vấn đề. Cụ thể:

– Khi thị trường tài chính phát triển cao nhà quản trị dễ dàng, linh hoạt trong việc lựa chọn các phương án như: Thặng dư, thâm hụt ngân quỹ; bù đắp khoản thiếu hụt khi khách hàng chiếm dụng vốn; hình thức huy động vốn đa dạng…

– Nếu thị trường NVL, MMTB, thị trường lao động có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp, chủng loại đa dạng, quy mô lớn, giá cả cạnh tranh, giao hàng nhanh chóng… các DN sản xuất dễ dàng xác định quy mô, thời điểm đặt hàng, TSCĐ cần đầu tư, số lượng lao động cần tuyển phù hợp với yêu cầu của DN, phương thức tài trợ…

– Thị trường công nghệ, nguồn cung cấp thông tin phát triển cao thì DN sẽ dễ dàng thu thập thông tin đa dạng, đáng tin cậy và công cụ xử lý thông tin hiện đại góp phần ra quyết định quản trị tài chính chính xác, có hiệu quả.

Tóm lại, thị trường phát triển giúp nhà quản trị đưa ra quyết định linh hoạt, có khả năng ứng phó rủi ro trong hoạt động của các DN sản xuất và nâng cao hiệu quả công tác quản trị tài chính.

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?