Khái niệm về liên kết kinh tế

nhân viên

Khái niệm về liên kết kinh tế

Hiểu một cách đơn giản nhất, liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các biện pháp có liên quan đến hoạt động của mình, nhằm thúc đẩy việc kinh doanh phát triển theo chiều hướng có lợi nhất.

Liên kết kinh tế được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hoặc thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết; hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau, cùng giúp nhau để có khoản thu nhập cao nhất.

Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những hình thức phổ biến là hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đồng sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu… Nội dung này sẽ được trình bày cụ thể trong phần sau.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Sự cần thiết nghiên cứu về liên kết kinh tế trong phân tích chuỗi giá trị[/message]

Các tổ chức tham gia liên kết là các đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ, không phân biệt quan hệ sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý Nhà nuớc thành lập một tổ chức kinh tế với tên riêng, có qui chế hoạt động riêng, do các đơn vị thành viên dựa vào qui định này cùng nhau thỏa thuận để xác định và phải được một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động. Các tổ chức kinh tế có thể cùng một lúc tham gia nhiều tổ chức liên kết khác nhau, và phải tôn trọng qui chế hoạt động của các tổ chức đó. Trong khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào bị mất quyền tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã kí với các đơn vị khác.

Khái niệm về liên kết kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Khái niệm về liên kết kinh tế

  1. Pingback: Sự cần thiết nghiên cứu về liên kết kinh tế trong phân tích chuỗi giá trị - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Các hình thức liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Lợi ích của liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?