Các hình thức liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp

quản trị nhân lực

Các hình thức liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp

Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp có nhiều hình thức và ở nhiều mức độ khác nhau. Căn cứ vào quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ, có liên kết dọc, liên kết ngang và liên kết hỗn hợp [45].

liên kết kinh tế
Nguồn: Tác giả tự xây dựng

Hình 1.10: Mô tả liên kết dọc và liên kết ngang của các doanh nghiệp

Liên kết dọc là hình thức liên kết của hai hay nhiều chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất theo hướng hoàn thiện của sản phẩm hay dịch vụ. Nghĩa là, các nhà cung cấp liên kết với tổ chức và các khách hàng (hình 1.10). Thông thường, thực hiện liên kết dọc giúp các doanh nghiệp tăng cường khả năng nghiên cứu và đổi mới sản phẩm và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Trong khi đó, liên kết ngang lại là liên kết của những doanh nghiệp hay tổ chức có cùng vị trí với nhau trong chuỗi cung ứng. Chẳng hạn, liên kết của những nhà cung cấp nguyên phụ liệu may với nhau, liên kết của những doanh nghiệp may xuất khẩu với nhau, hay liên kết của những doanh nghiệp phân phối hàng may ở thị trường nước ngoài. Mục đích của liên kết ngang thường là hoặc tìm kiếm sự hợp tác của những tổ chức có cùng chức năng để tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay dịch vụ hoặc thực hiện những hoạt động nhằm tăng cường khả năng bán hàng của các doanh nghiệp. Hình thức liên kết hỗn hợp nghĩa là kết hợp giữa liên kết dọc và liên kết ngang của các chủ thể. Nhìn chung, các doanh nghiệp cho dù là thực hiện hình thức liên kết dọc hay ngang thì đều hướng đến mục tiêu chung là hiệu quả hoạt động cao hơn.

Hình 1.10 minh họa liên kết dọc và liên kết ngang của các doanh nghiệp. Mối liên kết dọc được minh học trong hình e líp nằm ngang bao gồm chuỗi mắt xích nhà cung cấp – tổ chức – khách hàng. Tương tự như vậy, có thể có rất nhiều liên kết dọc miễn là những liên kết này hàm chứa các tổ chức cùng hướng vào việc hoàn thiện sản phẩm hay dịch vụ. Liên kết ngang được minh họa trong hình e líp nằm dọc bao gồm các tổ chức cùng vị trí với nhau trong chuỗi giá trị như là các nhà cung cấp với nhau, các tổ chức với nhau hoặc là các khách hàng với nhau.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm về liên kết kinh tế[/message]

Nếu căn cứ vào số lượng các chủ thể tham gia liên kết, có thể chia làm liên kết song phương và liên kết đa phương. Liên kết song phương là việc liên kết của hai doanh nghiệp nhằm tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn. Khi số lượng chủ thể tham gia nghiên cứu này nhiều hơn 2 doanh nghiệp thì người ta có liên kết đa phương.

Cũng có thể phân loại liên kết kinh tế của các doanh nghiệp căn cứ vào hình thức tổ chức liên kết. Nghĩa là xem xét cái gì được tạo ra sau liên kết. Theo đó, có thể chia làm nhiều hình thức liên kết kinh tế như sau:

– Hiệp hội (còn gọi là liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ): các doanh nghiệp, cá nhân cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

– Nhóm (sản phẩm, vệ tinh, …): một số doanh nghiệp kết hợp thành nhóm các doanh nghiệp.

– Hội đồng ngành (sản xuất, tiêu thụ, …): các doanh nghiệp trong ngành kết hợp lại tạo thành hội đồng ngành.

– Hội đồng vùng (sản xuất, tiêu thụ, …): các doanh nghiệp trong cùng một vùng địa lý liên kết lại thành hội đồng vùng.

– Cụm (sản xuất, thương mại,…): các doanh nghiệp trong cùng một vùng địa lý hoặc cùng một khu vực địa lý kết hợp tạo thành cụm.

Cơ chế quản lý chủ yếu của hình thức liên kết kinh tế được qui định tùy thuộc vào pháp luật của một quốc gia. Ở Việt Nam, cơ chế quản lý chủ yếu đối với tổ chức được sinh ra bởi liên kết kinh tế được qui định cụ thể trong một số văn bản ví dụ như Nghị định của Chính phủ về Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội ngày 21/4/2010, về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định 56/NĐ-CP ra ngày 30/6/2009) và mới đây là Quyết định 22/NQ-CP ngày 5/5/2010 của Chính phủ về việc triển khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP, tập trung vào nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong đó có phát triển cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các hình thức liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?