Lợi ích của liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp

khách hàng cá nhân

Mục lục

Lợi ích của liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp

Khắc phục bất lợi về qui mô

Hình thức liên kết kinh tế nhằm khắc phục những bất lợi về mặt qui mô trong tiếng Anh được thể hiện thông qua thuật ngữ outsourcing. Đây là hình thức liên kết rất phổ biến, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều có một hoặc vài lĩnh vực hoạt động chủ đạo, mang tính đặc thù, chuyên biệt. Doanh nghiệp cũng đồng thời phải thực hiện nhiều hoạt động phụ để góp phần tạo ra sản phẩm chính ví dụ như sản xuất những chi tiết hay thực hiện những dịch vụ trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, doanh nghiệp không thể thực hiện được tất cả những hoạt động không thể không thực hiện này. Do vậy, cách tốt nhất là doanh nghiệp thuê ngoài những sản phẩm hay dịch vụ đó.

Trong quá trình họat động kinh doanh, có rất nhiều cơ hội công việc vượt quá sức của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp từ bỏ cơ hội sẽ lãng phí, nhưng nếu như muốn tận dụng cơ hội thì năng lực lại không cho phép. Thông qua liên kết kinh tế, doanh nghiệp có thể cùng nhau tham gia dự án, mỗi doanh nghiệp đảm nhận một phần công việc, từ đó, hoàn thành tốt công việc với một tầm năng lực lớn hơn. Đó cũng là một khía cạnh khác về lợi ích của liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục bất lợi về qui mô.

Ví dụ như một doanh nghiệp may xuất khẩu không phải có thể thực hiện được toàn bộ những quá trình/ công đoạn của mình. Do vậy, sau khi các thân áo được cắt xong, họ sử dụng một số tổ chức ở bên ngoài, có thể là công ty, trung tâm hay một cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thực hiện công việc đính cườm vào thân áo. Sau khi các hạt cườm được đính vào thân áo, sản phẩm này lại được chuyển lại cho doanh nghiệp may để thực hiện những công việc tiếp theo. Tương tự như vậy, các công việc như thêu, móc, … có thể được thực hiện bởi các tổ chức khác. Ở trường hợp khác, cũng có khi có đơn hàng may xuất khẩu yêu cầu về thời gian giao hàng và lượng hàng vượt quá sức của một doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hai hoặc vài doanh nghiệp cũng có thể kết hợp với nhau để cùng thực hiện đơn hàng.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm về liên kết kinh tế[/message]

Cũng có thể hiểu rõ hơn về hình thức liên kết kinh tế này nếu xem xét một doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy. Một doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy chỉ tập trung vào việc sản xuất và lắp ráp những bộ phận chính của chiếc xe máy là khung sườn và động cơ. Các chi tiết khác như yếm, đuôi xe, đầu xe, chân chống, vành lốp, nan hoa, đệm ghế, các phụ kiện nội thất… họ có thể thuê các tổ chức khác thực hiện. Như vậy, thay bằng việc nhập toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất ra những chi tiết này, họ thực hiện việc mua gọn sản phẩm với hy vọng tiết kiệm chi phí và từ đó tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Có thể dễ dàng nhìn thấy hình thức này ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như Việt nam. Ví dụ như hãng Ford của Mỹ mua các linh kiện sản xuất và lắp ráp xe ô tô từ các doanh nghiệp của Trung Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử của Nhật Bản mua các linh kiện từ những doanh nghiệp sản xuất linh kiện ở Trung Quốc, Ấn Độ, Singapo, Malaysia,…

Giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường

Như trên đã nói, bên cạnh việc liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp khắc phục được những hạn chế về quy mô, thì ở một khía cạnh khác, liên kết kinh tế còn giúp cho doanh nghiệp phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Điều đó được thể hiện ở những nội dung sau:

– Do có liên kết kinh tế mà các doanh nghiệp tiếp cận nhanh hơn với thông tin về nhu cầu của khách hàng đồng thời sự kết hợp giữa các doanh nghiệp cũng tạo ra năng lực tốt hơn trong việc triển khai các phương án sản xuất mới để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Vì nhu cầu luôn luôn thay đổi nên tăng năng lực trong việc nắm bắt nhu cầu và đáp ứng nhu cầu là một lợi thế rất lớn đối với doanh nghiệp. Chẳng hạn như một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng may mặc thời trang, khi có một mốt mới xuất hiện, doanh nghiệp muốn triển khai sản xuất theo mẫu này. Mặc dầu nguyên liệu chính vẫn là vải, song, sản phẩm mới lại có nhu cầu sử dụng nhiều loại phụ liệu mới như ruy băng, hạt cườm… Muốn triển khai sản xuất, doanh nghiệp phải liên kết với các cơ sở khác để có được các phụ liệu này.

– Liên kết kinh tế giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mình được nhanh hơn. Điều đó được thể hiện rất rõ qua sự liên kết của các nhà sản xuất và các tổ chức thương mại thông qua hình thức đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Thông qua những tổ chức này, sản phẩm của doanh nghiệp được đưa vào thị trường một cách nhanh chóng hơn. Hình thức liên kết này có thể thấy rõ trong ngành dệt may. Hầu như các công ty may, trong đó có các công ty may xuất khẩu đều có các đại lý bán hàng (với nhiều cấp) và có các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

– Liên kết kinh tế giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới. Một hình thức liên kết đang rất đang phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay là liên kết giữa các doanh nghiệp với những truờng đại học và các viện nghiên cứu. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm về kinh phí nghiên cứu về sản phẩm nào đó như là máy móc thiết bị, giống cây trồng, phương thức làm việc mới,… còn các trường đại học hay viện nghiên cứu chịu trách nhiệm tạo ra những sản phẩm hay đề xuất phương thức làm việc mới đó. Thông qua liên kết này, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận với công nghệ mới nhanh hơn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quá trình sản xuất.

Liên kết kinh tế giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh

Liên kết kinh tế, về bản chất là việc kết hợp của hai hay nhiều doanh nghiệp thực hiện một công việc nào đó, nhằm làm tăng hiệu quả họat động của những doanh nghiệp này. Như vậy, mỗi doanh nghiệp tham gia liên kết kinh tế thực hiện một phần công việc nhất định trong qui định ràng buộc về lợi ích cũng như trách nhiệm chẳng hạn như thông qua hợp đồng kinh tế, thỏa thuận kinh tế, cam kết hợp tác,… Nhìn nhận ở một khía cạnh này thì việc liên kết kinh tế chính là giúp cho các doanh nghiệp đạt được mức năng lực lớn hơn và phân chia rủi ro.
Liên kết kinh tế cũng giúp các doanh nghiệp giảm bớt rủi ro thông qua việc kết hợp với những doanh nghiệp vốn là đối thủ cạnh tranh với mình. Việc liên kết này giúp các doanh nghiệp thỏa hiệp, phân chia thị trường, … như vậy không những giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực hoạt động mà còn giúp giảm bớt những rủi ro trong cạnh tranh.

Lợi ích của liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?