Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Mục đích và đối tượng của báo cáo tài chính

Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất [41, tr.50].

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu vốn, vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân… Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên hàng đầu. Tuy nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không phải là một nhiệm vụ đơn giản, trước khi tìm ra các giải pháp thực hiện doanh nghiệp cần phải giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

– Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi, lãng phí, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

– Doanh nghiệp cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh, có kế hoạch quản lý phân bổ sử dụng vốn một cách hợp lý và quan trọng là phải luôn huy động, đầu tư thêm để mở rộng qui mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động.  Đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến vấn đề bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp. Thực hiện được những yêu cầu trên tức là doanh nghiệp đã tìm ra một nửa trong số các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn [41, tr.50].

Mục đích của hoạt động quản lý, sử dụng vốn của DNXD chính là hiệu quả sử dụng vốn, bởi vì hiệu quả sử dụng vốn cao hay thấp sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của DN trong điều kiện kinh tế thị trường. Để hiểu rõ phạm trù hiệu quả sử dụng vốn cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai khái niệm: hiệu quả và kết quả kinh doanh.

Kết quả là những gì mà DN đã được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nhất định. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của DN. Kết quả kinh doanh có thể là những đại lượng cân, đong, đo, đếm được như số công trình hoàn thành sử dụng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần,…

Trong khi đó hiệu quả là một phạm trù được xác định bằng tỷ lệ giữa hai chỉ tiêu là kết quả (đầu ra) và chi phí (các nguồn lực đầu vào) hay phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Cần chú ý rằng trình độ sử dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà chỉ là một phạm trù tương đối, được phản ánh bằng số tương đối là: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chúng ta thường nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực, bởi vì chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối và chỉ phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực.

Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn là một khái niệm rộng bao hàm cả mặt kinh tế, chính trị, xã hội, là thước đo tăng trưởng của mỗi DN, phản ánh trình độ và sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế – chính trị – xã hội nhất định. Hiệu quả sử dụng vốn thường được thể hiện thông qua quan hệ so sánh giữa các lợi ích trực tiếp và gián tiếp thu được với các chi phí trực tiếp và gián tiếp bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Nếu coi hiệu quả SXKD là mục tiêu thì hiệu quả sử dụng vốn là một phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu đó.

Nói đến sử dụng vốn có hiệu quả có nghĩa là trong quá trình hoạt động kinh doanh phải thu được những lợi ích cao nhất đồng thời với chi phí thấp nhất. Từ đó, có thể phát biểu rằng: hiệu quả sử dụng vốn phản ánh một mặt của hiệu quả SXKD, là thước đo trình độ quản lý và sử dụng vốn của DN trong việc tối đa hóa lợi ích thu được với tối tiểu hóa chi phí nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định.

Để thực hiện quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển DNXD, trong đó cần chú trọng đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, DN cần có giải pháp toàn diện về hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế – xã hội.

Thứ nhất, hiệu quả xã hội: DNXD cần tập trung trí tuệ, sử dụng các nguồn lực sản xuất nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người lao
động, cải thiện điều kiện lao động, góp phần xoá nghèo một cách bền vững…

Thứ hai, hiệu quả kinh tế: DNXD biết cách vận dụng những lợi thế của chủ sở hữu, của nền kinh tế vào hoạt động của DN mình, sử dụng nguồn lực trong xã hội để đạt được hiệu quả kinh tế. Để có hiệu quả kinh tế cao, trước hết hiệu quả SXKD trong DN phải cao, bởi vì kết quả của một nền kinh tế đạt được trong mỗi thời kỳ không phải lúc nào cũng là kết quả của từng DN.

Thứ ba, hiệu quả kinh tế – xã hội: Hiệu quả kinh tế – xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế nhất định. Hiệu quả kinh tế xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ vĩ mô; đó là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.

Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

  1. Pingback: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay - Download Luận Văn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?