Khái niệm cơ sở hạ tầng

ùn tắc giao thông

Mục lục

Khái niệm cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động, thiết chế xã hội được trang bị các yếu tố vật chất và môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người

Thuật ngữ cơ sở hạ tầng được sử dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực quân sự. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nó được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như: giao thông, kiến trúc, xây dựng… Đó là những cơ sở vật chất kỹ thuật được hình thành theo một “kết cấu” nhất định và đóng vai trò “nền tảng” cho các hoạt động diễn ra trong đó. Với ý nghĩa đó thuật ngữ “ cơ sở hạ tầng” được mở rộng ra cả các lĩnh vực hoạt động có tính chất xã hội để chỉ các cơ sở trường học, bệnh viện, rạp hát, văn hoá… phục vụ cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá…

Hoạt động sản xuất vật chất là sự kết hợp sức lao động của con người với tư liệu sản xuất theo một công nghệ nhất định nhằm tạo ra được sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người và cho xã hội. Đối với những công nghệ sản xuất tiên tiến có mức độ chuyên môn hoá, hiện đại hoá cao thì sức lao động trực tiếp của con người được giảm bớt và thay vào đó là kỹ năng quản lý, vận hành, giám sát quá trình hoạt động của công nghệ cũng như các kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng. Trong tư liệu sản xuất có một bộ phận cũng tham gia vào quá trình này với tư cách là cơ sở, phương tiện chung hoặc làm nền tảng mà nhờ đó các hoạt sản xuất và dịch vụ, thương mại được thực hiện. Bộ phận này được hiểu là cơ sở hạ tầng. Sau đây là một số khái niệm về cơ sở hạ tầng:

Theo quan điểm triết học: cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai trong đó quan hệ sản xuất thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo chi phối các quan hệ sản xuất khác. Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. Bởi vậy CSHT  của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó. Tuy vậy, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất của xã hội mầm mống cũng có những vai trò nhất định [25, tr 296, 297].

Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa CSHT : “cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế” [53].

Đặc điểm của vận tải hàng không
Cơ sở hạ tầng là một thuật ngữ tổng hợp để chỉ những bộ phận kết cấu, nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế

Ngân hàng Thế giới đưa ra cách định nghĩa cơ sở hạ tầng bằng việc chỉ ra những lĩnh vực liên quan và cho rằng những tài sản vốn để hình thành những lĩnh vực này được xem là cơ sở hạ tầng [36].

Theo EPAC (Economic Planning and Advisory Commission – Hội đồng Kếhoạch và Tư vấn kinh tế) cơ sở hạ tầng bao gồm “những tài sản cố định nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản trong một khoảng thời gian dài và trong thời gian đó Chính phủ đóng vai trò quan trọng thông qua một, một số hoặc tất cả các chức năng như kế hoạch, thiết kế, cấp vốn, xây dựng, vận hành và quản lý bằng pháp luật”.

Theo quan điểm của một số chuyên gia Nhật Bản cho rằng: “Cơ sở hạ tầng là nền tảng mang tính hệ thống duy trì toàn bộ đời sống kinh tế quốc dân và cho hoạt động sản xuất, là tài sản có tính công cộng mà không thể đảm bảo cung cấp đủ bằng cơ chế thị trường” [36].

Từ các quan điểm của các nhà kinh tế về CSHT  nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, xét trên phương diện hình thái, CSHT được biểu hiện là những tài sản hữu hình như hệ thống đường xá, cầu cống, bến cảng, hệ thống thuỷ lợi, các công trình bệnh viện, trường học, bưu chính viễn thông, lực lượng lao động có tri thức… Dựa trên cơ sở đó, các hoạt động kinh tế – văn hoá – xã hội được duy trì và phát triển.

Thứ hai, xét trên góc độ kinh tế hàng hoá thì dịch vụ CSHT được coi là một loại hàng hoá công cộng. Loại hàng hoá này phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội.

Thứ ba, xét trên phương diện đầu tư, cơ sở hạ tầng chính là kết quả, sản phẩm của quá trình đầu tư được tích luỹ, gom góp qua nhiều thế hệ. Nó là một bộ phận giá trị tiết kiệm quốc gia, được đầu tư đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội của đất nước.

Từ sự phân tích trên có thể đi đến nhận định tổng quát: cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những điều kiện vật chất, kỹ thuật, cơ chế hoạt động, thiết chế xã hội được trang bị các yếu tố vật chất và môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống con người. cơ sở hạ tầng vừa có yếu tố vật chất, vừa có yếu tố phi vật chất và nó chính là sản phẩm của quá trình đầu tư làm nền tảng cho sự phát triển toàn diện của một xã hội.

Dựa trên những tiêu chí khác nhau, cơ sở hạ tầng được phân chia thành nhiều loại như sau:

– Theo lĩnh vực kinh tế – xã hội thì cơ sở hạ tầng phân thành:

+ CSHT kinh tế: là bộ phận cơ sở hạ tầng thuộc những ngành phục vụ cho quá trình trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông. Nó bao gồm có hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thuỷ lợi, cấp thoát nước, hệ thống truyền tải điện, sân bay, bến cảng…

+ CSHT xã hội: là bộ phận CSHT thuộc các ngành, các lĩnh vực đảm bảo những điều kiện chung cho các hoạt động văn hoá, xã hội và đời sống sinh hoạt của con người. Đó là bộ phận CSHT ở các ngành giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, lĩnh vực nhà ở và các công trình công cộng.

+ CSHT môi trường: là bộ phận cơ sở hạ tầng ở các lĩnh vực phục vụ cho việc bảo vệ, giữ gìn và cải tạo môi trường sinh thái như: các công trình phòng chống thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai rừng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp…

+ CSHT an ninh quốc phòng: Là một bộ phận của cơ sở hạ tầng đảm bảo những điều kiện vật chất kỹ thuật chung cho lĩnh vực an ninh – quốc phòng như hệ thống cơ sở vật chất cho sản xuất và bảo quản vũ khí, bảo dưỡng vũ khí, khí tài, các chính sách phát triển quốc phòng…

Tuy nhiên, trên thực tế ít có loại cơ sở hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ cho hoạt động kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại. Có những loại CSHT vừa phục vụ cho sản xuất, vừa phục vụ cho hoạt động văn hoá, an ninh – quốc phòng, như: Hệ thống cầu đường bộ, truyền tải điện… Bốn loại cơ sở hạ tầng nêu trên có mối quan hệ tương tác với nhau, trong đó, cơ sở hạ tầng kinh tế giữ vị trí quan trọng, có tác động và quyết định đến sự phát triển các loại cơ sở hạ tầng khác nhau.

– Theo ngành kinh tế quốc dân CSHT được phân thành: CSHT ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng, xây dựng, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, văn hoá xã hội… Qua phân loại nhằm xác định vai trò, trách nhiệm từng ngành trong việc quản lý, khai thác từng bộ phận cơ sở hạ tầng.

– Theo vùng lãnh thổ, khu vực dân cư CSHT được phân thành: CSHT đô thị; CSHT nông thôn; cCSHT kinh tế biển; CSHT vùng đồng bằng và trung du miền núi;

– Theo cấp quản lý, CSHT được phân thành: CSHT do trung ương quản lý và CSHT do địa phương quản lý.

+ Cơ sở hạ tầng do trung ương quản lý: Bao gồm cơ sở hạ tầng có quy mô lớn như: Hệ thống  đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bến cảng, các cơ sở quốc phòng-an ninh…

+ Cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý: Bao gồm cơ sở hạ tầng giao cho các tỉnh, huyện, xã chịu trách nhiệm quản lý như: Hệ thống cầu – đường, kênh mương nội đồng, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao…

Qua cách phân loại này nhằm xác định rõ trách nhiệm, nâng cao tính chủ động của các cấp chính quyền địa phương trong việc khai thác các nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở địa phương, đồng thời có biện pháp quản lý sử dụng tốt cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý

– Theo tính chất đặc điểm của mỗi loại, cơ sở hạ tầng được phân thành: cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất và phi vật chất.

Cơ sở hạ tầng mang hình thái vật chất bao gồm các công trình thuộc cơ sở hạ tầng như: Hệ thống đường giao thông, điện, kênh mương, trường học, công trình y tế, các cơ sở quốc phòng – an ninh, hệ thống thông tin liên lạc…

Cơ sở hạ tầng mang hình thái phi vật chất là hệ thống thiết chế xã hội, cơ chế hoạt động, thủ tục hành chính, an ninh trật tự xã hội… đó là các yếu tố về điều kiện, môi trường phục vụ cho các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.

Từ cách thức phân loại cơ sở hạ tầng theo các tiêu thức khác nhau thành các loại hình cơ sở hạ tầng khác nhau nhằm giúp cho công tác phân cấp quản lý và đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các loại cơ sở hạ tầng phù hợp phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội.

Khái niệm cơ sở hạ tầng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Khái niệm cơ sở hạ tầng

  1. Pingback: Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương - Download Luận Văn

  2. Pingback: Phân loại cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?