Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của DNXD là một quá trình gồm các khâu liên tục từ việc chuẩn bị các yếu tố đầu vào, tiến hành sản xuất đến các yếu tố đầu ra như: công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, thu tiền… Chúng ta đều biết rằng vốn là yếu tố cơ bản không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đồng thời nó cũng là điều kiện, là phương tiện để DNXD tồn tại và phát triển. Vậy, vốn là gì?
Cho đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về vốn. Theo quan điểm của Mác: “Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất”. Định nghĩa này mang một tầm khái quát lớn, tuy nhiên, do bị hạn chế bởi điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Mác quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế [17, tr.85].
Theo Paul A.Samuelson – một nhà kinh tế học của trường phái tân cổ điển, ông cho rằng: các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất được chia thành ba bộ phận gồm đất đai, lao động và vốn. Trong đó, vốn là các hàng hoá được sản xuất ra và được sử dụng hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó.
Theo David Begg, trong cuốn “Kinh tế học”: Vốn được phân chia theo hai hình thái là vốn hiện vật và vốn tài chính. Trong đó, vốn hiện vật là dự trữ các hàng hóa đã sản xuất mà sử dụng để sản xuất ra các hàng hóa khác; vốn tài chính là tiền và tài sản trên giấy của DN. Như vậy, nhìn chung cả Samuelson và David Begg đều có chung một thống nhất cơ bản vốn là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình SXKD [17, tr.5].
Các nhà nghiên cứu nước ta gần đây cũng đã có những quan điểm mới về vốn: “vốn hiểu theo nghĩa hẹp là tiềm lực về tài chính của mỗi cá nhân, mỗi DN và mỗi quốc gia, còn hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nguồn nhân lực, nguồn tài lực, chất xám, tiền bạc đã tích lũy của mỗi cá nhân, một DN hay một quốc gia” [41, tr.12].
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), các DNXD đều phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Để có được các yếu tố đó các DNXD phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với qui mô và điều kiện kinh doanh của DNXD. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của DN được gọi là vốn kinh doanh của DN.
Có thể nói vốn kinh doanh của DN là toàn bộ số tiền ứng trước mà DN bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động SXKD của DN. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà DN đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động SXKD nhằm mục đích thu lợi nhuận [43, tr.449].
Đối với doanh nghiệp xây dựng (DNXD) nhu cầu cần rất nhiều vốn, vốn không chỉ đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất mà còn gắn liền với giá trị sản phẩm dở dang, công trình hoàn thành, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà thầu trong thời gian bảo hành, bảo trì công trình, công trình đang trong thời gian chờ quyết toán.
Như vậy, vốn là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào (nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư hàng hóa, nguồn nhân lực, tiền bạc, uy tín của DN trên thị trường…) được huy động và sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhằm mục đích sinh lời.
Khái niệm vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam hiện nay - Download Luận Văn
Pingback: Đặc điểm doanh nghiệp xây dựng - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ