Khái niệm, đặc điểm khuổn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu

Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập

Khái niệm, đặc điểm khuổn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu

Có nhiều quan điểm xoay quanh khái niệm về lạm phát mục tiêu, giữa các định nghĩa cũng có những điểm tương đồng và những điểm khác nhau. Dưới đây là một số quan niệm về lạm phát mục tiêu.

 Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) (2004) định nghĩa CSLPMT là “một chiến lược chính sách tiền tệ nhằm mục tiêu duy trì ổn định giá cả bằng cách tập trung vào khoảng chênh giữa dự báo lạm phát được công bố với mức CSLPMT đã được công bố”. Quan điểm của ECB cho rằng trong cơ chế của lạm phát mục tiêu, dự báo lạm phát là trọng tâm của việc lập và công bố chính sách, đồng nghĩa với việc “Ngân hàng Trung ương thông báo các quyết định chính sách tiền tệ dưới hình thức điều chỉnh đối với độ lệch của dự báo lạm phát theo một thước đo cụ thể so với lạm phát mục tiêu cụ thể trong một thời gian cụ thể”. Như vậy việc công bố chính sách LPMT cần đơn giản hóa và nếu chỉ tập trung hoàn toàn vào một con số dự báo lạm phát thì khả năng xác định được bản chất các mối đe dọa đối với sự ổn định của giá cả sẽ không có độ chính xác cao, do đó cần có phân tích sâu đối với thực trạng kinh tế chứ không chỉ dừng lại ở việc đưa ra duy nhất con số dự báo lạm phát. ECB tuyên bố họ thiên về sử dụng cách tiếp cận đa dạng hóa dựa trên nhiều phương pháp phân tích khác nhau.

Svensson (2002) đưa ra định nghĩa lạm phát mục tiêu trong bài báo “Lạm phát mục tiêu nên được mô hình hóa như là vai trò của quy tắc công cụ hay là quy tắc mục tiêu” như sau: (i) Đặc trưng đầu tiên trong các đặc trưng này là chỉ rõ lạm phát là một con số hoặc khoảng. Lạm phát đạt được là bằng với mục tiêu chính và không có neo danh nghĩa nào khác; (ii) Dự báo lạm phát của Ngân hàng Trung ương có một vai trò đặc biệt quan trọng, và do vậy cần có một tập hợp các công cụ để cho dự báo này phù hợp, nhưng các dự báo sản lượng và khoảng chênh sản lượng có thể cũng ảnh hưởng tới chính sách; (iii) Mức độ minh bạch và khả năng giải trình cao,Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm đạt được mục tiêu lạm phát và công bố các báo chính sách tiền tệ một cách chính thức để phản ánh các dự báo và giải thích chính sách.

Bernanke và cộng sự (1999) có quan điểm về lạm phát mục tiêu như sau: “ lạm phát mục tiêu là một hệ thống các chính sách tiền tệ được thể hiện bằng tuyên bố công khai về mục tiêu (hoặc nhiều mục tiêu) rõ ràng đối với tỷ lệ lạm phát trong một hoặc một số khoảng thời gian và chính thức thừa nhận lạm phát thấp và ổn định là mục tiêu dài hạn chính của chính sách tiền tệ. Những đặc trưng quan trọng khác của LPMT là những nỗ lực mạnh mẽ nhằm thông tin cho công chúng về các kế hoạch và mục tiêu của các nhà quản lý tiền tệ và cả về cơ chế tăng cường trách nhiệm của Ngân hàng Trung ương để đạt được các mục tiêu này”. Các tác giả cho rằng LPMT cần được xem là một hệ thống các chính sách chứ không phải là một quy tắc vì “không có một quy tắc tuyệt đối cho chính sách tiền tệ trong thực tế”. Định nghĩa này không nói rõ về vai trò dự báo lạm phát một cách chính thức trong CSLPMT.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra định nghĩa như sau:”Chính sách tiền tệ lấy lạm phát làm mục tiêu là một bản thông báo ra công chúng về chỉ tiêu trung hạn của lạm phát cũng như uy tín của cơ quan thẩm quyền về tiền tệ để đạt mục tiêu này. Các yếu tố khác bao gồm phổ biến thông tin về các kế hoạch và mục tiêu của nhà hoạch định chính sách tiền tệ tới công chúng và thị trường, cũng như trách nhiệm giải trình của Ngân hàng Trung ương để đạt được các chỉ tiêu lạm phát của mình. Các quyết định về chính sách tiền tệ sẽ dựa trên độ lệch dự báo lạm phát (một cách hoàn toàn hay rõ ràng) đóng vai trò là chỉ tiêu trung gian của chính sách tiền tệ”.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm của Chính sách tiền tệ[/message]

Theo quan điểm của TS.Nguyễn Văn Hà [2] thì lạm phát mục tiêu được miêu tả như một cơ chế điều hành CSTT dựa trên nền tảng sử dụng việc dự báo lạm phát làm mục tiêu trung gian. Theo đó NHTW căn cứ vào chỉ tiêu lạm phát dự báo năm kế hoạch cũng như độ lệch so với dự báo đó trong thực tế từ đó đưa ra những quyết định tiền tệ để thực hiện mục tiêu đó và đây là mục tiêu duy nhất của họ.

Tô Ánh Dương [7] lại cho rằng LPMT là khuôn khổ điều hành và đánh giá chính sách tiền tệ bao gồm 4 yếu tố chủ yếu sau: (i) ổn định giá cả hay lạm phát là mục tiêu chủ yếu hoặc duy nhất của chính sách tiền tệ. Các mục tiêu này phải chỉ ra rõ ràng cho công chúng thấy mục tiêu lạm phát được ưu tiên hơn so với các mục tiêu khác của chính sách tiền tệ; (ii) LPMT được xác định rõ ràng về mặt định lượng bằng một con số hoặc một khoảng giá trị xác định. NHTW cần thiết lập mô hình hay phương pháp dự báo lạm phát thông qua sử dụng một số các chỉ số chứa đựng các thông tin về lạm phát trong tương lai; (iii) lộ trình thực hiện – khoảng thời gian để có thể đạt được mục tiêu lạm phát; (iv) đánh giá việc thực hiện mục tiêu lạm phát của NHTW- đặc trưng phản ánh tính minh bạch hơn trong chính sách tiền tệ. Như vậy, mặc dù được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau, các quan điểm về LPMT không có quá nhiều khác biệt giữa các định nghĩa. Tựu chung lại có thể hiểu LPMT dưới những nội dung chính như sau:

– Thứ nhất, LPMT là một khuôn khổ chính sách tiền tệ đơn mục tiêu với mục tiêu duy nhất là lạm phát thấp và ổn định. Nếu như việc thực hiện các khuôn khổ chính sách tiền tệ tỷ giá mục tiêu, tiền tệ mục tiêu và lãi suất mục tiêu như đã phân tích ở trên có thể cho phép NHTW lựa chọn các mục tiêu khác ngoài mục tiêu về ổn định giá, ví dụ như sự đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát, thì LPMT luôn xoay chính sách tiền tệ về một mục tiêu cuối cùng và duy nhất là mức lạm phát thấp và ổn định, và không có neo danh nghĩa nào khác cũng như không có sự đánh đổi nào cả. Tuy nhiên, điều này chỉ cố định trong dài hạn, nghĩa là khoảng thời gian mà mục tiêu về lạm phát cần đạt được, còn trong ngắn hạn NHTW vẫn có thể phối hợp các mục tiêu khác, đảm bảo tính linh hoạt của chính sách tiền tệ.

– Thứ hai, mục tiêu trung gian của CSLPMT là độ lệch dự báo lạm phát- khoảng chênh giữa dự báo lạm phát được công bố với mức CSLPMT được công bố. Do vậy, dự báo lạm phát đóng vai trò quan trọng khuôn khổ lạm phát mục tiêu.

– Thứ ba: nếu như các khuôn khổ chính sách tiền tệ trước đây như tỷ giá mục tiêu, lãi suất mục tiêu, tiền tệ mục tiêu, mỗi một khuôn khổ chính sách tiền tệ lại có xu hướng tập trung nhiều hơn vào một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ, thì LPMT sử dụng linh hoạt các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ mà không quá tập trung vào một kênh nào. Do vậy, CSLPMT còn có thể hiểu là một khuôn khổ chính sách tiền tệ giống như định nghĩa của Bernanke và cộng sự (1999).

Như vậy, dựa trên các nội dung rút ra, Luận án đi đến định nghĩa về LPMT như sau: CSLPMT là khuôn khổ CSTT có cơ chế vận hành linh hoạt, minh bạch và trách nhiệm  tạo sự hiểu biết của dân chúng, sử dụng lạm phát dự báo làm mục tiêu trung gian trong các quyết định chính sách về cung tiền, lãi suất, tỷ giá  để đạt mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát ổn định ở mức hợp lý được  xác định bằng con số cụ thể hoặc trong khoảng.

Xét ở góc độ tổng thể, nội hàm cơ chế điều hành chính sách tiền tệ LPMT bao gồm các thành tố sau:

(1) Về thông tin, đó là một bản báo cáo rộng rãi, công khai trước công chúng và thị trường về chỉ tiêu lạm phát dự kiến trong năm kế hoạch của cơ quan thẩm quyền. Thông thường, chỉ tiêu đó nằm trong một khoảng biên độ nhất định;

(2) Về trách nhiệm, khi mục tiêu lạm phát được cơ quan thẩm quyền công bố cũng đồng nghĩa với việc giao cho Ngân hàng Trung ương có trách nhiệm hàng đầu phải thực hiện mục tiêu đó và đó cũng là mục tiêu duy nhất của Ngân hàng Trung ương. Để thực hiện mục tiêu lạm phát, Ngân hàng Trung ương được quyền linh hoạt lựa chọn kế hoạch, công cụ và phải giải trình việc sử dụng nó với công chúng và thị trường;

(3) Về kỹ thuật, khi đã quyết định sử dụng chỉ tiêu lạm phát để làm mục tiêu chính sách tiền tệ thì một đòi hỏi đặt ra là các nhà hoạch định chính sách tiền tệ phải lựa chọn được cách thức xác định chỉ tiêu lạm phát sao cho đảm bảo loại trừ ở mức độ tối đa các yếu tố lạm phát phi tiền tệ. Mặt khác, trên cơ sở có đủ thông số cần thiết xây dựng kế hoạch sử dụng công cụ tác động thực hiện mục tiêu lạm phát một cách tối ưu;

(4) Ở góc độ đánh giá hiệu quả, mức độ đạt được của CSLPMT là bằng chứng rõ ràng và tin cậy nhất về uy tín đối với Ngân hàng Trung ương.

Khái niệm, đặc điểm khuổn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Khái niệm, đặc điểm khuổn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu

  1. Pingback: Những ưu điểm và nhược điểm của lạm phát mục tiêu - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?