Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Đó là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế trên thế giới. Do cách tiếp cận hay mục đích nghiên cứu khác nhau nên đã có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh.
Lý thuyết cạnh tranh và Năng lực cạnh tranh đến nay có thể phân chia thành Trường phái cổ điển và Trường phái hiện đại.
Trường phái cổ điển với tư tưởng cạnh tranh và tự do kinh tế của A.Smith hướng vào mục tiêu phản đối sự can thiệp của Nhà nước. Bổ sung quan điểm đó, John Stuart Mill đề cao quyền tự do kinh doanh và phản đối sự can thiệp của chính phủ đối với cá nhân (tư nhân) trong ba trường hợp: 1-Chính phủ can thiệp vào những việc lẽ ra để cá nhân thực hiện thì tốt hơn; 2-Chính phủ làm những việc mà lẽ ra để cá nhân thực hiện thì chưa chắc tốt, nhưng xét về mặt giáo dục tinh thần cho cá nhân, để cho cá nhân thực hiện những nhiệm vụ đó thì năng lực chủ động của họ sẽ được tăng thêm, đồng thời khả năng phán đoán của họ cũng có cơ hội thể nghiệm; 3- Chính phủ “ôm đồm” những công việc không cần thiết, đây là trường hợp dễ bị mọi người phản đối nhất [6].
Trường phái hiện đại tiêu biểu là lý luận sáng tạo và cạnh tranh ở trạng thái động của J.Schumpeter đã diễn giải về Khái niệm cạnh tranhđối với những nền kinh tế dựa vào thông tin và tri thức. Các hình thức kết hợp các yếu tố cạnh tranh trong quá trình cạnh tranh phải tận dụng được những tiến bộ và sáng tạo công nghệ, đồng thời nhấn mạnh vai trò của công ty, tài năng của nhà DN được thừa nhận và cần phải mở rộng môi trường hoạt động để họ phát huy tính sáng tạo, thi thố tài năng. Lý thuyết sáng tạo của J.Schumpeter chỉ ra sáng tạo trên ba bình diện: 1- Sáng tạo công nghệ và sử dụng kỹ thuật mới; 2- Sáng tạo thể chế khai thác thị trường và kiểm soát nguồn cung cấp nguyên liệu mới; 3- Sáng tạo quản lý, áp dụng hình thức tổ chức và quản lý DN mới [6].
Nghiên cứu về cạnh tranh của Michael Porter khá toàn diện từ cấp độ DN, ngành cho đến quốc gia, bao trùm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Cạnh tranh được xác định là nguồn gốc của tiến bộ kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào và là nền tảng cho những công dân có năng suất cao và đời sống dư dả. Bởi chỉ có các DN mới có thể tạo ra của cải, không phải chính phủ nên hướng trọng tâm về phân tích cơ sở kinh tế vi mô của sự tăng trưởng kinh tế [6;59].
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Cạnh tranh cấp tỉnh[/message]
Khái quát lại hệ thống lý thuyết về cạnh tranh cho thấy, cạnh tranh là một phạm trù rất rộng và mang tính lịch sử. Cạnh tranh xuất hiện và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Cạnh tranh được nâng cấp ở mức độ khái quát hơn là quá trình đổi mới và sáng tạo vận động liên tục và không có điểm kết thúc. Cạnh tranh tồn tại từ cấp độ vi mô đến vĩ mô và bao trùm mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế – xã hội. Với nội hàm rộng lớn như vậy nên trên những giác độ nghiên cứu khác nhau đã có những khái niệm về cạnh tranh khác nhau. Xét về bản chất, cạnh tranh luôn được xem xét trong trạng thái động và ràng buộc trong mối quan hệ so sánh tương đối giữa các đối thủ cạnh tranh có chức năng giống nhau. Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với một địa phương hay quốc gia là tạo việc làm và thu nhập cao hơn. Trên giác độ quốc gia hay địa phương, sự thịnh vượng kinh tế không phải là một trò chơi có tổng bằng không, trong đó quốc gia, địa phương này được lợi trên sự thiệt hại của quốc gia, địa phương khác [59]. Để đạt được mục đích cơ bản cuối cùng ấy, cuộc ganh đua giữa các chủ thể phải tạo ra được những điều kiện, cơ hội tốt nhất nhằm mở rộng thị trường, hợp lý hóa sản xuất (đối với các ngành, DN) hay tăng cường thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh (đối với các quốc gia, địa phương).
Như vậy, cạnh tranh bao hàm một số đặc trưng cơ bản: 1- Mang bản chất của mối quan hệ cùng mục đích giữa các chủ thể với nhau, đề cập đến cạnh tranh là một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể và các chủ thể phải có cùng mục tiêu; 2- Các chủ thể cạnh tranh đều phải tuân thủ những ràng buộc chung; 3- Phương pháp và công cụ cạnh tranh rất đa dạng; 4- Cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian và không gian không cố định.
Kế thừa những quan điểm và từ phân tích nội hàm của cạnh tranh ở trên, tác giả đưa ra khái niệm về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt được mục tiêu xác định với hiệu quả cao và bền vững.
Khái niệm cạnh tranh
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Cạnh tranh cấp tỉnh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Khái niệm năng lực cạnh tranh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Năng lực cạnh tranh quốc gia - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Năng lực cạnh tranh ngành - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Mối quan hệ năng lực cạnh tranh giữa các cấp độ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Khái niệm cạnh tranh - Luận Án Tiến Sĩ
Pingback: Khái niệm năng lực cạnh tranh - Luận Án Tiến Sĩ