Năng lực cạnh tranh quốc gia

Kinh nghiệm viết tiểu luận ở trường Đại học

Năng lực cạnh tranh quốc gia

Năng lực cạnh tranh của quốc gia được hiểu theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Báo cáo về NLCT toàn cầu định nghĩa: Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao xác định sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian [55].

Ở cấp độ quốc gia, khái niệm NLCT có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. NLCT phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỉ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên thiên nhiên. NLCT không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. Năng suất của nền kinh tế quốc dân có được nhờ sự kết hợp của các DN trong và ngoài nước [59].

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm cạnh tranh[/message]

Theo đánh giá NLCT của WEF, NLCT của một quốc gia là khả năng đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao, là tăng năng lực sản xuất bằng việc đổi mới, sử dụng các công nghệ cao hơn, đào tạo kỹ năng liên tục, quan tâm đến công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Từ quan điểm này, WEF cũng đưa ra một khung khổ các yếu tố xác định NLCT tổng thể của một quốc gia và phân chia các yếu tố này thành 8 nhóm chính, với hơn 200 chỉ tiêu khác nhau. Từ năm 2000, WEF phân nhóm lại, từ 8 nhóm gộp lại và điều chỉnh thành 3 nhóm lớn, tuy vẫn dựa trên 200 chỉ số cơ bản nhưng trọng số của mỗi chỉ số và mỗi nhóm được điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với vai trò, tầm quan trọng của mỗi yếu tố đối với việc nâng cao NLCT, chẳng hạn chỉ số công nghệ từ hệ số 1/9 lên 1/3. Nhóm 1- Môi trường kinh tế vĩ mô. Nhóm 2- Thể chế công. Nhóm 3- Công nghệ (còn gọi là nhóm sáng tạo kinh tế, khoa học, công nghệ) [55].

Về phương pháp luận, có hai phương pháp đánh giá khác nhau là phương pháp động và phương pháp tĩnh. Phương pháp động được thừa nhận là cần thiết và có ích hơn đối với DN và quốc gia, song đòi hỏi năng lực chuyên môn và lượng số liệu lớn. Chẳng hạn, trong khi phương pháp tĩnh chủ yếu so sánh giá các sản phẩm hiện có thì phương pháp động đòi hỏi đánh giá các đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước, dự báo sự xuất hiện các sản phẩm thay thế sản phẩm hiện có và dự báo biến động của giá cả trên thị trường thế giới. Kết quả đánh giá theo phương pháp tĩnh được phản ánh bằng Chỉ số NLCT ngắn hạn (còn gọi là NLCT hiện tại viết tắt là CCI – Curent Competitiveness Index). Kết quả đánh giá bằng phương pháp động được biểu thị bằng Chỉ số NLCT dài hạn (còn gọi là NLCT tăng trưởng, viết tắt là GCI – Growth Competitiveness Index). Ngoài ra còn có Chỉ số NLCT kinh doanh (BCI – Business Competitiveness Index), tức NLCT cấp độ DN [55].

Năng lực cạnh tranh quốc gia

 

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?