Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đặc điểm sinh thái của Chà vá chân đen

hệ thống quản lý rừng

Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đặc điểm sinh thái của Linh trưởng

Linh trưởng là một trong những nhóm thú phân bố rộng nhất trên thế giới, chúng sử dụng nhiều dạng sinh cảnh sống khác nhau, trong đó chúng phân bố tập trung chủ yếu ở các vùng rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới của hai bán cầu.

Ngày nay nghiên cứu các loài linh trưởng được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã giúp các nhà khoa học nghiên cứu và tìm ra nhiều vân đề hơn ở các loài linh trưởng, từ nguồn gốc tiến hóa cho đến mối quan hệ xã hội bầy đàn cũa chúng.

  • Trên thế giới.

    Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các loài thú Linh trưởng, qua các nghiên cứu của nhiều chuyên gia cho thấy sự đa dạng và phong phú về thành phần loài Linh trưởng là rất lớn, có khoảng từ 233 đến 282 loài (Groves, 1993; Mac Donald, 2001). Chúng xuất hiện khắp các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ (Barnett, 1995). Nghiên cứu về thú Linh trưởng giúp con người hiểu biết nhiều vấn đề hơn trong thế giới tự nhiên (Martin, 2003), các loài linh trưởng đóng một vai trò quan trọng trong việc thụ phấn và phát tán hạt phân trong các khu rừng nhiệt đới (Cowlishaw và Dunbar, 2000). Ngoài ra, sự tương đồng sinh học của các loài Linh trưởng đối với con người đã đưa loài linh trưởng vào vị trí có những đóng góp cho tiến bộ y sinh học (King et al, 1988.) và đặc biệt là qua những kết quả nghiên cứu các Linh trưởng về đặc điểm sinh thái học, tập tính, vùng phân bố đã có nhiều đóng góp trong việc tìm hiểu về sự tiến hóa của con người (Martin, 2003).

  • Ở Việt Nam.

 Các nghiên cứu về động vật hoang dã, trong đó có các loài linh trưởng, ở Việt Nam được bắt đầu chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XIX do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện.

Trước năm 1954, phần lớn là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài thông qua các cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm phát hiện, mô tả loài mới, phân loại và thống kê thành phần loài, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài linh trưởng. Các nhà nghiên cứu thú Linh trưởng ở Việt Nam đáng chú ý là: George Finlayson (1928), Brousmiche (1887), Billet (1896 – 1898), Boutan (1900 – 1906), Menegeaux (1905 – 1906), Delacouri (1928 – 1930), Kelley Roosevelts (1928 – 1929),…

Tài liệu được công bố đầu tiên liên quan đến động vật Việt Nam của George Finlayson (1928),  mô tả về nhiều loài thú có ý nghĩa khoa học và kinh tế như Hổ, Báo, các loài Khỉ gặp ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Sau đó Ogllby W. (1840), đã thông báo phát hiện mới về loài Vượn đen má trắng (Hylobates leucogenys) ở Việt Nam.  Đáng chú ý là công trình nghiên cứu được Bourret (1927) tổng hợp từ 32 tài liệu của 28 tác giả viết về thú Đông Dương và cho xuất bản cuốn “Khu hệ động vật có xương sống Đông Dương” và ông đã thống kê được 20 loài Linh trưởng, trong đó Việt Nam có 9 loài.

Từ năm 1954 – 1975, các nghiên cứu về đa dạng sinh vật, trong đó có các loài Linh trưởng đã được tiếp tục và phát triển. Các nghiên cứu về Linh trưởng có giá trị khoa học trong thời gian này phải kể đến các công trình: Đào Văn Tiến (1960) mô tả một loài Cu li mới – Cu li nhỡ (Nycticebus intermedius) ở Việt Nam; Đào Văn Tiến (1970) nghiên cứu về các phân loài của loài Voọc đen má trắng (Presbytis francoisi) và đã mô tả một phân loài voọc mới – Voọc Hà Tĩnh (Presbytis francoisi hatinhensis); Lê Hiền Hào (1973) xuất bản cuốn: “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”; Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975), trong cuốn “ Động vật kinh tế tỉnh Hòa Bình” đã mô tả và nêu một số nhận xét về đặc điểm sinh học, sinh thái học của 6 loài thú Linh trưởng phân bố ở tỉnh Hòa Bình (Khỉ cộc, Khỉ vàng, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mốc, Voọc mông trắng, Vượn).

Sau năm 1975, các điều tra nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh vật, đặc biệt đối với các loài linh trưởng, được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên các vùng của cả nước. Nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về Linh trưởng ở Việt Nam của nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện.

Đào Văn Tiến (1985) nghiên cứu Vượn đen ở Bắc Việt Nam. Trong cuốn “Khảo sát thú miền Bắc Việt Nam” được xem là công trình tổng kết nghiên cứu tài nguyên thú miền Bắc Việt Nam từ năm 1957 – 1971 của các tác giả và cộng sự. Đây là cuốn sách có giá trị về mặt khoa học trong phân loại, phân bố của các loài thú kể cả cá loài Linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam. Trong 129 loài và phân loài có 18 loài và phân loài Linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam.

Đặng Huy Huỳnh, Phạm Trọng Ảnh và Đỗ Tước (1990), trong cuốn “Bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở Việt Nam” đã phân hạng và sắp xếp các loài thú Linh trưởng theo 2 cấp phân loại: Nguy cấp (E) và sắp nguy cấp (V), trong đó loài nguy cấp có 3 loài và loài phụ: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc đầu trắng (Trachypithecus francoisi poliocephalus), Vượn tay trắng (Hylobates lar), loài sắp nguy cấp có 6 loài và loài phụ: Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus), Voọc đen má trắng (Trachypithecus francoisi francoisi), Voọc xám (Trachypithecus phayrei), Voọc bạc (Trachypithecus cristatus margrarita), Vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor), Vượn má trắng (Hylobates leucogenlys leucogenlys).

Cao Văn Sung (1995) Công bố tài liệu về phân bố các loài Khỉ ăn lá cần được bảo tồn tại Việt Nam. Hà Đình Đức (1995), trong cuốn: “Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học” có bài “Voọc Hà Tĩnh (Trachypithecus francoisi hatinhensis) phân loài thú Linh trưởng đặc hữu của Bắc Trường Sơn”, đã đề cập đến vị trí của loài phụ Voọc Hà Tĩnh trong tiến hóa của các loài phụ Voọc ăn lá ở Bắc Bộ.

Phạm Nhật (2002), xuất bản cuốn “Thú Linh trưởng Việt Nam” đã thống kê, phân loại, mô tả 25 loài và phân loài thú Linh trưởng Việt Nam, đây được coi là tài liệu chuyên khảo cụ thể về thú Linh trưởng của Việt Nam.

Ngày nay một số nghiên cứu dài hạn về đặc điểm sinh học, sinh thái học đã và đang được tiến hành nghiên cứu trên các loài linh trưởng ở Việt Nam. Các nghiên cứu quan trọng bao gồm nghiên cứu của TS Hoàng Minh Đức và cộng sự (2007) trên loài Chà vá chân đen, TS Hà Thăng Long và cộng sự (2008) trên loài Chà vá chân xám, TS Nguyễn Vinh Thanh (2007) trên loài Voọc quần đùi trằng và Th.S Lê Khắc Quyết (2006, 2009) trên loài Voọc mũi hếch.

  • Tại khu vực nghiên cứu

Năm 2005 Ông  Sylvio Lamarche phát hiện quần thể Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) di chuyển xuống khu vực gần Khu du lịch Jungle Beach nơi ông đang sinh sống. Năm 2007, đoàn khảo sát của Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trung tâm Cứu hộ thú linh trưởng quý hiếm Vườn quốc gia Cúc Phương và Chi cục Kiểm lâm Khánh Hòa khảo sát rừng Hòn Hèo ở ba xã Ninh Phú, Ninh Phước, Ninh Vân đã phát hiện tối thiểu có khoảng 100-110 cá thể Chà vá chân đen.

Đã có một nghiên cứu về màu sắc lông của loài Chà vá chân đen ở Hòn Hèo, Khánh Hòa được thực hiện bởi Nadler. Nghiên cứu trên tập trung vào mô tả đặc điểm về màu sắc lông ở loài này. Theo đó, màu sắc lông ở tay và chân của quần thể Chà vá chân đen ở Hòn Hèo có thay đổi hoàn toàn với màu sắc của các quần thể khác đã được ghi nhận trước đây. Một số cá thể Chà vá chân đen tại bán đảo Hòn Hèo, Khánh Hòa với màu sắc lông từ xám tới trắng ở cánh tay, chân sau có bộ lông màu đỏ (Nadler và cs, 2008). Tuy nhiên, các nghiên cứu về di truyền học cho thấy quần thể Chà vá chân đen ở Hòn Hèo và các quần thể Chà vá chân đen khác là cùng một loài. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn ghi nhận quần thể Chà vá chân đen ở Hòn Hèo xuất hiện và di chuyển trên mặt đất, uống nước (Nadler và cs, 2008).

Ngoài ra chưa có nghiên cứu cụ thể nào về số lượng, vùng phân bố, tập tính, của loài Chà vá chân đen ở khu vực bán đảo Hòn Hèo, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đặc điểm sinh thái của Linh trưởng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?