Mục lục
Kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 ngành tài nguyên và môi trường
1. Những kết quả đạt được ngành tài nguyên và môi trường
– Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về quản lý tài nguyên và môi trường.
– Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường.
– Đầu tư và xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ công tác quản lý tài nguyên và môi trường.
– Công tác điều tra cơ bản được duy trì thường xuyên, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.
– Năng lực, trình độ, tiềm lực khoa học – công nghệ của ngành tài nguyên và môi trường phát triển theo hướng chính quy, hiện đại.
– Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên, đã có sự kết hợp hiệu quả giữa Trung ương và địa phương trong ngành tài nguyên và môi trường.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Những nội dung cơ bản và các điểm mới của Luật bảo vệ môi trường năm 2014[/message]– Hợp tác quốc tế song phương, đa phương; hội nhập kinh tế trong các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường được mở rộng, đẩy mạnh.
– Hệ thống chỉ tiêu thống kê được xây dựng, từng bước hoàn thiện.
2. Tồn tại, hạn chế ngành tài nguyên và môi trường
Hệ thống cơ chế chính sách, pháp luật tài nguyên và môi trường đã được chú trọng xây dựng nhưng vẫn chưa bảo đảm tính đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu của thực tiễn và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chất lượng lập quy hoạch trong các lĩnh vực của ngành tài nguyên và môi trường nhìn chung chưa cao, chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch ngành, quy hoạch chung cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và quy hoạch vùng, lãnh thổ do đó chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; vẫn diễn ra tình trạng triển khai công việc không tuân theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Một trong những hệ quả đó là tình trạng đầu tư còn chồng chéo, thiếu đồng bộ, chắp vá, hiệu quả chưa cao.
Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường chưa thực sự đạt hiệu quả, việc sử dụng tài nguyên còn lãng phí, hiệu suất thấp, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, để lại hậu quả nặng nề và kéo dài.
Công tác điều tra cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu cập nhật và cung cấp kịp thời thông tin, dữ liệu về tài nguyên thiên nhiên và môi trường về số lượng và chất lượng. Cơ chế quản lý và chia sẻ thông tin còn nhiều bất cập. Công tác dự báo thời tiết, nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng chưa đạt kết quả cao trong khi biến đổi khí hậu đã có những tác động rõ nét như mưa lũ bất thường, hạn hán ngày càng khắc nghiệt, nước biển xâm lấn các vùng đất thấp ven biển, sự tranh chấp nguồn nước các dòng sông xuyên biên giới,… nên thiệt hại về người và cơ sở vật chất, hạ tầng trong giai đoạn vừa qua vẫn còn lớn.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong việc cải cách hành chính, tuy nhiên thủ tục hành chính ngành tài nguyên và môi trường còn rườm rà, thời gian giải quyết dài; một số địa phương còn quy định thêm thủ tục, giấy tờ, chưa cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho người dân và doanh nghiệp.
3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ngành tài nguyên và môi trường
a) Nguyên nhân khách quan:
Giai đoạn 2011-2015, tình hình kinh tế thế giới dần được phục hồi tuy nhiên tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu giai đoạn trước cùng với tần suất thiên tai, dịch bệnh xảy ra nhiều hơn đã có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Tài nguyên và môi trường là một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển đất nước, tuy nhiên vai trò của ngành chưa được đánh giá tương xứng và đúng tầm, do vậy nguồn vốn ngân sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Quy trình, thủ tục cấp vốn và thực hiện các dự án phức tạp, chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến kéo dài thời gian triển khai các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư gây lãng phí, hiệu quả chưa cao.
Nhận thức về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của các cấp, các ngành và nhân dân chưa đầy đủ. Tình trạng sử dụng lãng phí, kém hiệu quả tài nguyên không tái tạo, khai thác tận thu tài nguyên tái tạo vẫn tồn tại trong phương thức sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp.
b) Nguyên nhân chủ quan:
Công tác quản lý, cơ chế cấp phép trong ngành tài nguyên và môi trường còn chồng chéo, gây lãng phí tài nguyên, suy thoái môi trường.
Việc triển khai nhiệm vụ của các đơn vị trong Bộ còn yếu, chưa bám sát yêu cầu và kế hoạch đã duyệt, nên nhiều chương trình, dự án thực hiện không phù hợp với khả năng nguồn vốn, thời gian thi công kéo dài, kém hiệu quả, chưa tập trung vào những nội dung công việc trọng tâm, trọng điểm, bố trí vốn đầu tư còn dàn trải.
Công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ còn hạn chế về chất lượng và hiệu quả. Trang thiết bị mới được đầu tư thiếu đồng bộ, nhiều máy móc hiện đại có độ chính xác cao chưa được cung ứng kịp thời, gây khó khăn và hạn chế tới công tác điều tra cơ bản, theo dõi, giám sát biến động chất lượng tài nguyên, môi trường và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của Ngành còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Những hạn chế và yếu kém trong công tác điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước ngành tài nguyên và môi trường các cấp, đặc biệt là trong công tác phối hợp, chia sẻ và cập nhật thông tin; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm.
Hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động về tài nguyên, môi trường chưa được thực hiện một cách đồng bộ; chưa có chế tài và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động tài nguyên, bảo vệ môi trường.
4. Bài học kinh nghiệm ngành tài nguyên và môi trường
Chủ động và tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương, hình thành cơ chế khuyến khích các Bộ, ngành tham gia xây dựng văn bản chính sách, pháp luật trong ngành tài nguyên và môi trường. Sử dụng các kênh thông tin, truyền thông để phổ biến và tạo điều kiện cho người dân góp ý trực tiếp trước khi các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành.
Tăng cường công tác xây dựng, điều hành thực hiện kế hoạch bám sát thực tiễn, quyết liệt, không rập khuôn, máy móc nhằm đạt mục tiêu đề ra. Đầu tư có trọng điểm, trọng tâm đối với các dự án đã được định hướng rõ trong Chiến lược, quy hoạch, đảm bảo cân đối đủ vốn cho các dự án theo yêu cầu tiến độ. Huy động và đa dạng hóa nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án, nhiệm vụ của Bộ đạt hiệu quả.
Nâng cao vai trò của người dân trong việc xây dựng và giám sát thực hiện kế hoạch và các chính sách trong ngành tài nguyên và môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Bộ; tình hình thực thi các quy định của pháp luật tại địa phương.
Chú trọng công tác thu thập thông tin, dữ liệu về tài nguyên và môi trường đảm bảo độ tin cậy và cập nhật, cơ chế quản lý, chia sẻ thông tin phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 ngành tài nguyên và môi trường
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT