Hội tụ thu nhập trong kinh tế

nguồn nhân lực

Hội tụ thu nhập trong kinh tế

Hội tụ thu nhập trong kinh tế (cũng đôi khi được gọi là hiệu ứng “đuổi kịp”) là giả thuyết mà các nhà kinh tế học như Solow (1956) và Cass (1965) cho rằng thu nhập bình quân đầu người các nước hoặc tỉnh nghèo sẽ có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các nước hoặc tỉnh giàu có hơn. Kết quả là, cuối cùng tất cả các nền kinh tế hội tụ về một mức thu nhập bình quân đầu người.

Các nước đang phát triển có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn so với các nước phát triển vì đặc tính lợi tức biên giảm dần của vốn trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển. Hơn nữa, các nước nghèo có thể sao chép các phương pháp sản xuất, công nghệ, và các tổ chức hoạt động của các nước đang phát triển để có cơ hội “đuổi kịp”.

Tuy nhiên, không phải nước nghèo nào cũng có thể đạt mức tăng trưởng cao, nếu thu nhập quá thấp, người dân sẽ phải tiêu dùng hết những gì mình làm ra và do vậy không có tiết kiệm để đầu tư nhằm duy trì mức tư bản trên mỗi lao động khi dân số tăng và rơi vào một cái bẫy nghèo đói.

Đồng thời, các nước hoặc khu vực giàu có hơn, có điều kiện để phát triển khoa học công nghệ, từ đó lợi tức biên của vốn sẽ tăng mạnh hơn và nhanh hơn các nước hoặc khu vực nghèo. Điều này dẫn đến hiện tượng phân tán thu nhập giữa các nước hoặc khu vực.

Do vậy, vấn đề hội tụ thu nhập được đề cập trong luận án ở đây được hiểu là nó liên quan đến vấn đề năng suất biên của vốn đầu tư ở các tỉnh của Việt Nam. Có nghĩa là khi một tỉnh nhận được vốn đầu tư sẽ có sự tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập tỉnh đó tăng lên.

Theo thời gian, thì năng suất biên sẽ giảm, dẫn đến thu nhập sẽ giảm. Trong khi đó, các tỉnh trước đây chưa nhận được đầu tư, nay lại được đầu tư thì sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các tỉnh mà đã nhận được đầu tư trước đây, nay tăng trưởng chậm lại. Đến một giai đoạn nào đó, thu nhập giữa các tỉnh sẽ tiệm cận với nhau. Đây là vấn đề hội tụ thu nhập.

Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, các tỉnh mà trước đây nhận được đầu tư, thì sau quá trình đầu tư sẽ có tiết kiệm, kết hợp với thế mạnh là đi trước nên sớm có vốn để tiếp cận công nghệ, từ đó năng suất biên của vốn không những không bị giảm theo thời gian mà còn tăng lên rất nhiều, từ đó sẽ không có hiện tượng hội tụ thu nhập giữa các tỉnh với nhau. Đây gọi là hiện tượng phân tán thu nhập.

Hội tụ thu nhập trong kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Hội tụ thu nhập trong kinh tế

  1. Pingback: Giả thuyết về hội tụ thu nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Các nghiên cứu về hội tụ thu nhập - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?