Định hướng chính sách tỷ giá ở Việt Nam đến 2020
Luận văn A-Z : bài nghiên cứu định hướng chính sách tỷ giá ở Việt Nam đến 2020
Để trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế WTO, Việt Nam đã cam kết tới 2018 sẽ thực hiện tự do hóa tài khoản vãng lai và tài khoản vốn. Chính vì vậy, Quốc hội đã đặt ra mục tiêu tới năm 2018 phải đổi mới chính sách tỷ giá. Khoảng thời gian 6 năm không phải là quá dài cho những thay đổi mang tính “cách mạng”.
Cho đến thời điểm này, có thể nói, tài khoản vãng lai của Việt Nam đã được tự do hóa một phần, thể hiện ở chính sách giảm thuế xuất nhập khẩu, cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được giữ lại ngoại tệ trên tài khoản. Riêng đối với tài khoản vốn, vấn đề “tự do hóa” đang đặt ra một thách thức lớn cho Việt Nam. Bài học từ Thái Lan (1997) cho thấy một quốc gia tiến hành tự do hóa tài khoản vốn khi vẫn duy trì chế độ tỷ giá cố định và hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô không thống nhất sẽ nhanh chóng rơi vào khủng hoảng. Đối với trường hợp Việt Nam, trong điều kiện thiếu một hệ thống giám sát tài chính chặt chẽ, chính sách tài khóa không tin cậy, hệ thống ngân hàng yếu kém, tự do hóa tài khoản vốn một cách vội vàng sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Cụ thể là tình trạng vay nợ nước ngoài diễn ra tràn lan, dòng vốn nước ngoài vào nhiều, không được giám sát, không được cảnh báo, không có cơ chế quản lý, không có công cụ phòng vệ khỏi rủi ro tỷ giá…tất yếu sẽ dẫn Việt Nam theo vết xe đổ của Thái Lan cách đây 15 năm.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Điều kiện đảm bảo sự hoàn thiện của chính sách tỷ giá[/message]Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam [4] lần thứ XI đã nêu rõ: tới 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp với cán cân thương mại cân bằng. Ngày 28/12/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030. Theo đó, mục tiêu đến 2020 tổng kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 3 lần so với 2010, và cán cân thương mại cân bằng. Trong khi đó, theo dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sang năm 2013 thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam lại tăng từ -1,5% GDP lên mức-2,2% GDP do giảm xuất khẩu. Đây quả là thách thức lớn cho xuất khẩu Việt Nam. Để đạt được mục tiêu rất cụ thể nói trên, xuất khẩu phải được tăng cường theo hướng vừa mở rộng về quy mô, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Chính sách tỷ giá cũng là một trong những mối quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu, do tỷ giá tác động phần nào tới tính cạnh tranh của hàng hóa. Trong điều kiện các yếu tố khác là như nhau, tỷ giá thực tăng (hàng Việt Nam trở nên rẻ tương đối) là động lực khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Mới đây, ngày 18/4/2012, “Chiến lược Tài chính đến 2020” đã được Thủ tướng ký phê duyệt trong quyết định số 450/QĐ-TTg. Theo đó, đến 2015, bội chi ngân sách nhà nước giảm xuống còn 4,5% GDP, con số này sẽ là 4% cho giai đoạn 2016-2020. Riêng nợ nước ngoài của quốc gia đến 2020 không vượt quá 50% GDP (hiện nay nợ nước ngoài của Việt Nam đang chiếm hơn 40% GDP. Trong điều kiện dự trữ ngoại hối mỏng (khoảng 12 tỷ đôla Mỹ, tương đương 1,5 tháng nhập khẩu), nếu tỷ giá biến động tăng (VND giảm giá) thì dường như có lợi cho xuất khẩu, nhưng gây sức ép cho việc trả nợ nước ngoài. Chính vì vậy, có thể nói, hoàn thiện chính sách tỷ giá là yêu cầu cấp thiết.
Kết quả của mô hình kiểm định trong chương 4 tuy mới chỉ dừng ở việc xem xét mối tương quan và quan hệ nhân – quả giữa tỷ giá với các biến số kinh tế quan trọng, nghiên cứu sinh có thể kết luận việc đồng Việt Nam giảm giá đã gây nên những phản ứng khác nhau của các biến số vĩ mô ở những giai đoạn khác nhau. Kết hợp hai sơ đồ với nhận định về mối tương quan ở trên ta nhận thấy quan hệ nhân – quả rõ nét nhất đó là: giá dầu --> lãi suất --> tỷ giá --> giá tiêu dùng. Chiều của các mối quan hệ này (tỷ lệ thuận hay nghịch) tùy thuộc vào độ trễ thời gian. Chính vì vậy, đứng trên quan điểm của một nghiên cứu sinh độc lập, tác giả luận án nhận thấy đối với nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, trong hoàn cảnh các mục tiêu có phần mâu thuẫn nhau, ví dụ tăng trưởng với ổn định tiền tệ, thúc đẩy xuất khẩu với sức ép nợ nước ngoài khi phá giá nội tệ…, việc xây dựng nên các phương án để từ đó có những lựa chọn phù hợp cho chính sách tỷ giá là rất cần thiết.
Định hướng chính sách tỷ giá ở Việt Nam đến 2020
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT