Mục lục
Điều kiện đảm bảo sự hoàn thiện của chính sách tỷ giá
Chính sách tỷ giá nằm trong một tổng thể các mối quan hệ, không chỉ bao gổm những vấn đề thuộc lĩnh vực tiền tệ, mà còn có mối liên hệ mật thiết tới chính sách thương mại, chính sách tài khóa. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chính sách tỷ giá vận hành có hiệu quả, đạt được hai mục tiêu cân bằng nội và cân bằng ngoại theo các chỉ tiêu như đã nêu ở trên, các điều kiện sau đây cần phải được thỏa mãn.
1. Sự độc lập tương đối của NHTW trong việc đưa ra các quyết định liên quan tới điều hành chính sách tỷ giá
Độc lập không có nghĩa bắt buộc NHTW phải tách ra khỏi bộ máy của Chính phủ. Độc lập có nghĩa là NHTW được toàn quyền quyết định mà không bị níu kéo bởi trách nhiệm phát hành tiền chi trả cho các khoản nợ của Chính phủ. Để có thể làm được điều này thì trước tiên, tình hình tài chính của Chính phủ phải được đảm bảo ở mức cân bằng.
2. Chính sách tài khóa tin cậy
Nợ nước ngoài, đặc biệt là nợ ngắn hạn của Chính phủ và doanh nghiệp phải được kiểm soát chặt chẽ. Bởi nợ nước ngoài sẽ ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối do NHTW nắm giữ, nợ nước ngoài lớn đặc biệt gây khó khăn cho NHTW khi Chính phủ buộc phải dùng tới dự trữ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách nhà nước.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá[/message]3. Hệ thống NHTM và TCTD đảm bảo năng lực tài chính, vận hành lành mạnh
Hệ thống ngân hàng yếu kém là rào cản lớn nhất đối với chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Hoạt động trong một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, trước những thay đổi trong chính sách cũng như trước những biến động của thị trường (về lãi suất, về tỷ giá…), những ngân hàng với vốn tự có nhỏ, năng lực tài chính và năng lực quản trị kém sẽ dễ bị tổn thương. Thậm chí, có khả năng những ngân hàng này bất chấp rủi ro, vi phạm nguyên tắc hoạt động ngân hàng, gây nên tổn thất không nhỏ không những cho bản thân mình mà còn gây hiệu ứng rủi ro toàn hệ thống.
4. Năng lực sản xuất trong nước luôn được tăng cường và củng cố
Tỷ giá tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu, đây là điều không thể phủ nhận. Sự thay đổi của tỷ giá, đặc biệt là tỷ giá thực, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước so với nước ngoài và ngược lại.
NHTW và chính sách tỷ giá chỉ có thể phát huy được hiệu quả nếu mọi sự hỗ trợ về giá hàng hóa xuất nhập khẩu phải đi kèm với sự sẵn sàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu.
5. Năng lực dự báo những biến động của thị trường trong nước và quốc tế
Nền kinh tế thế giới luôn chứa đựng sự bất ổn. Sự bất ổn của mỗi quốc gia thành viên không những chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi quốc gia đó mà còn lan sang các nước khác trong và thậm chí ngoài khu vực. Một quốc gia càng hội nhập sâu càng có khả năng bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Điều này đặt ra yêu cầu cho mỗi quốc gia cần xây dựng hệ thống dự báo tốt, không chỉ về tình hình trong nước mà còn phải theo sát diễn biến tình hình thế giới, để có thể góp phần hạn chế rủi ro, tránh được nguy cơ khủng hoảng.
Tỷ giá là một biến số luôn biến động, và sự biến động của nó phức tạp do chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Do đó, chất lượng của công tác dự báo tỷ giá cũng như các biến số khác có liên quan như cán cân thanh toán, lạm phát, tăng trưởng…là một trong những điều kiện then chốt quyết định sự thành công hay thất bại của NHTW trong thực thi chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng.
Điều kiện đảm bảo sự hoàn thiện của chính sách tỷ giá
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Định hướng chính sách tỷ giá ở Việt Nam đến 2020 - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ