Đặc điểm của trường đại học công lập

trình độ học vấn

Mục lục

Đặc điểm của trường đại học công lập

Ngoài các đặc điểm cơ bản như bất kỳ một trường đại học nào được trình bày ở trên, các trường đại học công lập còn có các đặc điểm riêng, ảnh hưởng quyết định tới cơ chế tài chính của trường đại học đối với hoạt động đào tạo, NCKH và các hoạt động khác của nhà trường. Các đặc điểm đó là:

1. Về cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức hoạt động:

Trường đại học công lập do chính quyền thành lập nên chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát về tổ chức bộ máy, hoạt động hành chính theo quy định của Nhà nước hoặc chính quyền các cấp. Bộ máy quản lý, điều hành của trường đại học công lập được tổ chức phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường nhưng phải tuân thủ các quy định về lĩnh vực này trong các văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc địa phương.

Bộ máy quản lý điều hành của trường đại học công lập thường có Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, các phòng chức năng và khoa đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành. Hoạt động của Hội đồng trường trong các trường đại học công lập được quy định trong văn bản pháp luật và có tính chất khác với Hội đồng quản trị trong các trường đại học tư thục.

Ngoài ra, các trường đại học công lập còn chịu sự quản lý chuyên môn của cơ quan quản lý Nhà nước về GDĐH. Thông thường ở các nước, cơ quan này sẽ quản lý hoặc giám sát về nội dung chương trình đào tạo, về chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh của các trường đại học.

2. Về nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài chính

Các trường đại học công lập còn có đặc điểm quan trọng là sở hữu thuộc về Nhà nước. Các trường đại học công lập do Nhà nước thành lập và đầu tư kinh phí để xây dựng và hoạt động nên tính chất hoạt động của các trường đại học công lập thường không vì mục đích lợi nhuận.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái quát chung về Trường Đại Học công lập[/message]

Về nguồn kinh phí: (i) Nhà nước cấp kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao; (ii) trường được phép thu một số khoản phí, lệ phí (được coi là nguồn thu thuộc NSNN), mức thu học phí bị khống chế trong khung quy định của Nhà nước; (iii) trường tổ chức hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để có nguồn thu khác. NSNN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn tài chính của trường đại học công lập.

Về cơ chế quản lý tài chính: các trường đại học công lập được tự chủ trong khuôn khổ quy định. Các trường được tự chủ tối đa ở một số khoản chi nhất định; nhưng đồng thời phải tuân thủ các khoản mục chi đã được ấn định bởi cơ quan phân bổ và giao dự toán. Điều này chưa cho phép các trường đại học công lập thực hiện được chính sách ưu đãi đối với người dạy và người học hoặc tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng.

Như vậy, trường đại học công lập là một thiết chế vô cùng quan trọng của xã hội và trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức toàn cầu, trách nhiệm của trường đại học ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Đồng thời các trường đại học có tính tự chủ rất cao trong các hoạt động học thuật, trong phương thức tổ chức quản lý và đào tạo,… Nhận thức về vai trò, sứ mạng và đặc điểm của trường đại học là nền tảng để hoạch định chính sách giáo dục đại học, quyết định một cơ chế quản lý (trong đó bao gồm cả cơ chế quản lý tài chính) phù hợp để các trường đại học hoạt động thực sự có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của cả xã hội.

Đặc điểm của trường đại học công lập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?