Hoạt động của các trường đại học công lập

F. Herzberg

Mục lục

Hoạt động của các trường đại học công lập

1. Các trường đại học công lập là các đơn vị sự nghiệp có thu

Theo điều 9 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ “Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập” quy định: Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);

Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động)

Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái quát chung về Trường Đại Học công lập[/message]

Trường đại học công lập là trường do NN thành lập và quản lý. Kinh phí cho các hoạt động thường xuyên của trường đại học công lập chủ yếu do NSNN cấp, bên cạnh đó, trường có thêm kinh phí từ các nguồn thu khác được giữ lại cho trường theo quy định của NN. Trường đại học chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi trường đặt trụ sở. Cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước đối với các trường đại học trực thuộc theo quy định. Các trường đại học công lập là các đơn vị sự nghiệp có thu.

2. Hoạt động của các trường đại học nhằm đào tạo con người

Trước đây, quan hệ giữa các trường đại học rất hạn chế, các trường chỉ chú trọng đến việc điều hành các hoạt động thường nhật. Ngày nay, các trường không còn thu mình được nữa, không thể hoạt động độc lập mà đang chịu sự giám sát và đánh giá của xã hội. Sự đánh giá liên quan đến nhiều vấn đề như chất lượng đội ngũ, thành tích về đào tạo và NCKH, chất lượng sinh viên đầu ra. Các tiêu chí này không chỉ được đánh giá trong phạm vi nước ta mà còn được đánh giá ở tầm quốc tế, khi mà ngày càng có nhiều công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Chất lượng đào tạo và uy tín của một trường đại học Việt Nam sẽ được nâng lên rất nhiều nếu sinh viên tốt nghiệp được các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia đánh giá cao và tuyển dụng vào làm việc.

Chính vì vậy lãnh đạo các trường đại học phải tự xem trường mình như là những doanh nghiệp thực thụ và phải thường xuyên điều chỉnh chiến lược phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Các trường không đơn thuần chỉ mở cửa và đợi sinh viên, mà phải đi tìm sinh viên, đặc biệt là sinh viên giỏi về trường. Muốn được như vậy, trước hết các trường phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, duy trì sự phát triển tốt và bền vững để nâng cao vị thế của mình trong và ngoài nước.

3 Giáo dục – đào tạo theo nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn

Hoạt động giáo dục – đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội

Hoạt động của các trường đại học công lập

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?