Mục lục
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi Ngân sách nhà nước
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi Ngân sách nhà nước bao gồm 2 nhóm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
1. Các yếu tố khách quan
Ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tư nhiên ở nơi đầu tư vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hai xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, quản lý chi Ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế – xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đẩy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tính dụng để kìm chế làm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi Ngân sách nhà nước giảm.
Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi Ngân sách nhà nước trên đi bàn địa phương.
– Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi Ngân sách nhà nước.
Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuân khổ pháp luật đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chi Ngân sách nhà nước sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi Ngân sách nhà nước ở địa phương.
Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn quản lý chi Ngân sách nhà nước ở địa phương. Chảng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bộ dự toán và kiểm soát chi Ngân sách nhà nước, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành Ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu Ngân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như, sự phân định trách nhiệm, quyết hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý Ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước. Chỉ trên cơ sở phân công trác nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyết hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi Ngân sách nhà nước.
Khả năng về nguồn lực tài chính công
Dự toán về chi Ngân sách nhà nước được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn lực tài chính công huy động được, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách và các khoản thu khác các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch huy động nguồn thu, Vì vậy, chi Ngân sách nhà nước không được vượt quá nguồn thu huy động được, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương để lập dự toán chi Ngân sách nhà nước hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi tiêu và quản lý chi NSNN.
2. Các yếu tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ qua bao gồm: Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nước, tổ chức bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nước cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghiệp quản lý chi Ngân sách nhà nước.
Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ các bộ trong bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nước
Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi Ngân sách nhà nước, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến được trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyết hạn giữa các nhân viên, cuang như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nước ở địa phương. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bọ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bộ chi thường xuyên không hơp lý có thể dãn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệch, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương.
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi Ngân sách nhà nước . Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cấp thông tin của đối tượng sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dụ toán đã đề ra.
Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cuung cần phải tránh bệnh xu ninh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đâọ đức như đòi hồi lộ, đưa đút lót, thồng đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hương không tốt tới quá trình quản lý chi Ngân sách nhà nước, gây giảm hiệu sử dụng nguồn lực tài chính công nghiêm trọng.
Tổ chức bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nước
Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trên địa phương và việc dụng quy trình nghiệm vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi Ngân sách nhà nước được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi Ngân sách nhà nước và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyết hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện tư lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi Ngân sách nhà nước có tác động rất lớn đến quản lý chi Ngân sách nhà nước. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, ró ràng thì càng góp phần quản trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi Ngân sách nhà nước, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa phương.
Công nghệ quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương.
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước ở đia phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dũ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệm vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi Ngân sách nhà nước hiện đại trên địa bàn địa phương.
[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước[/message]Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước
Trong bất kỳ thời đại nào, chi Ngân sách nhà nước đều phải tuân thủ những quy tắc nhất định, những yếu cầu đó càng trờ thành bắt buộc bởi tính đa dạng, phong phú cũng như mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất, tập trung thống nhất.
Tính thống nhất thể hiện ơ tính chấp pháp lý của kế hoạch tài chính, ngân sách, Trường thì cơ quan dân cử ( Quốc hội, HĐND địa phương) phê chuẩn kế hoạch tài chính, ngân sách. Cơ chế này đảm bảo rằng các chính sách công, các mục tiêu, ưu tiên của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chung của các cộng đồng. Cơ chế phê chuẩn này có nghĩa là kế hoạc tài chính, ngân sách có tính tập chung cao.
Thứ hai, đẩy đủ, toàn vẹn và tính kỷ luật tài chính tổng thể.
Mọi khoản thu – chi của Nhà nược đều được phán ánh đẩy đủ vào Ngân sách nhà nước và phải có ràng buộc cứng về ngân sách. Nguyên tắc kỷ luật ở đây cũng hàm ý rằng việc hấp thụ nguồn lực của khu vực công chỉ giới hạn ở phạm vi cần thiết để thực hiện các chính sách của Chính phủ. Nguyên tắc này không chỉ là cơ sở để các mục tiêu, ưu tiên KT-XH được thực hiện hợp lý nhất (được phân bổ nguồn lực trên cơ sở đánh đổi các nhu cầu chi), giới hạn hoạt động của khu vực công (chỉ trong phạm vi nguồn lực nhất định), mà còn là nền tảng để trách nhiệm giải trình và hoạt động giám sát được thực hiện, sự lành mạnh, bền vững của tài chính công được thiết lập và duy trì. Trong bối cảnh như vậy, các hoạt động thu – chi của Chính phủ nằm ngoài phạm vi kế hoạch tài chính, ngân sách là bất hợp pháp. Chúng không chỉ làm giảm hiệu quả của phân bổ nguồn lực (không được đánh giá, so sánh với toàn bộ các ưu tiên chi khác), dẫn đến những mất cân đối trong cơ cấu chi (không liên kết với các hoạt động thu – chi khác trong kế hoạch tài chính, ngân sách của Chính phủ), mà còn có tác động tiêu cực đáng kể tới tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Thứ ba, mọi khoản chi Ngân sách nhà nước để phải được kiểm tra, kiểm soát trên cơ sở chế độ, tiêu chuản, định mức Nhà nước.
Tất cả các khoản chi Ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểm soát trong trong quá trình chi trả, thành toán. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Thứ tư, tính minh bạch, công khai trong cả quy trình từ khân lập, tổ chức thực hiện, quyết toán, báo cáo và kiểm toán.
Nguồn kinh phí phục vụ cho chi NSNN chủ yếu từ nguồn thuế, phí do dân đóng góp nên phải đảm bảo rõ ràng, công khai để các tổ chức, cá nhân giám sát và tham gia. Kế hoạc tài chính ngân sách bản thân nó phải xây dựng trên cơ sở thông tin. Nó phải chứa đựng đầy đủ các thông tin cơ bản để thực hiện có hiệu quả việc thảo luận, phê chuẩn. Ki được phê chuẩn, kế hoạc tài chính ngân sách trở thành nguồn thông tin truyền tải toàn bộ mục tiêu, quan điểm của chính phủ và là căn cứ để cơ quan hành pháp tham gia kiểm tra giám sát thực hiện. Các quyết định ban hành phải có căn cứ, có cơ sở, chi phí, lợi ích gắn liền với quyết định phải rõ ràng, dễ tiếp cận. Như vậy, thực hiện nguyên tắc này vừa nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách, vừa đảm bảo sử đụng ngân sách có nhiệu quả, vừa giúp cho phát hiện chỉnh sửa để thông tin về ngân sách sát đúng thực tiễn.
Thứ năm, đảm bảo cân đối, ổn định tài chính, ngân sách.
Kế hoạch tài chình, ngân sách nói riêng và công tác kế hoạc nói chung đều phải mang tính cân đối và ổn định. Tuân thủ nguyên tắc này để thực hiện có hiệu quả chức năng, sứ mệnh của nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội và khắc phục những thất bại của nền kinh tế thị trường.
Thứ sáu, chi Ngân sách nhà nước phải gắn chặt với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn.
Chi ngân sách phải dựa trên nguồn thu có được, nhưng nguồn thu lại được hình thành chủ yếu từ hoạt động kinh tế và gắn với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu vĩ mô. Mặc khác trong bất kể nền kinh tế nào và đặc biệt là kinh tế thị trường, trách nhiệm của Nhà nước là phải tập trung giải quyết vấn đề về phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, ý tế, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chồng dịch bệnh, khắc phục chênh lệch giữa các vùng miền…Ngân sách nhà nước chính lá công cụ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội tó lớn đó. Điều đó thể hiện chỉ có gắn chi ngân sách với chính sách kinh tế thường niên, mục tiêu kinh tế trung và dài hạn thì mới tạo được sự nhất quán, đảm bảo chi Ngân sách nhà nước đạt được tính khả thi cao và dự báo ngân sách chuẩn xác hơn.
Thứ bảy, Chi Ngân sách nhà nước phải cân đối hài hóa giữa các ngành với nhau, giữa trung ương và địa phương, kết hợp giải quyết ưu tiên chiến lược trong từng thời kỳ.
Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành – địa phương, giữa các ngành giữa các địa phương để xây dựng ngân sách, thúc đẩy phát triển cân đối, toàn diện tạo ra mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các địa phương. Giải quyết mối quan hệ giữa trung ương – địa phương theo hướng giao quyền tự chủ cho địa phương để khuyển khích địa phương khai thác tiềm năng thế mạnh, gắn trách nhiệm với quyền lợi địa phương.
Cần tập trung giải quyết ưu tiên chiến lược, bởi thực tiễn cho thấy nhu cầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ công trong kinh tế thị trường rất đa dạng phong phú với nguồn lực tài nguyên cững như tài chính kham hiếm, thì việc sắp xếp thứ tự ưu tiên chiến lược để tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề các tác động tích cực đến các lĩnh vực khác, tọa động lực cho sự phát triển, hoạc giải quyết những vấn đề cấp thiết của kinh tế xã hội. Nguyên tắc này tạo cho chi Ngân sách nhà nước trở thành công cụ hữu hiệu để điều hành có hiệu quả, gắn ngân sách với chính sách kinh tế và đảm bảo cho ngân sách được cân đối vững chắc, chủ động khi có biến động về nguồn thu. Việc điều hành chi ngân sách cần tập trung nguồn lực giải quyết được những ưu tiên bắt buộc, những ưu tiên ở cấp độ thấp hơn được giải quyết tùy theo khả năng cân đối ở từng thời điểm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi Ngân sách nhà nước
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT