Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

chi ngân sách nhà nước

Mục lục

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

1. Nhân tố khách quan

1. Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế vĩ mô trở nên bất ổn thì sẽ tác động đến hoạt động của ngân hàng nói chung và các đối tƣợng khách hàng bởi lúc này hoạt động tín dụng, thanh toán, đầu tƣ…của ngân hàng có độ rủi ro cao, nhiều loại rủi ro mới phát sinh khó dự đoán trƣớc.

Xu hƣớng toàn cầu hoá đang diễn ra sôi động trên thế giới, trong bối cảnh ấy, nền kinh tế của khu vực và Việt Nam cũng không tránh khỏi suy thoái và khủng hoảng, khả năng chống đỡ khó khăn của các doanh nghiệp thấp, hệ quả là tỷ lệ nợ xấu tăng cao, chất lƣợng cho vay giảm sút. Khi rủi ro ngày càng gia tăng thì công tác kiểm toán nội bộ sẽ đƣơng đầu với nhiều thách thức hơn, rủi ro kiểm toán sẽ lớn hơn, nhiều sai sót, gian lận có thể bị bỏ qua nhiều hơn.

2. Môi trường xã hội

Đạo đức xã hội có liên quan tới rủi ro trên một số khía cạnh nhƣ trình độ dân trí, thói quen tập quán, ý thức xã hội. Bản thân khách hàng trong bối cảnh đạo đức xã hội chƣa đƣợc nâng cao thì sẽ có nhiều khả năng trễ nải, chây ỳ hoàn

trả vốn vay, từ đó gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động kiểm toán nội bộ nói riêng. Riêng đối với cán bộ ngân hàng trong bối cảnh ấy có nhiều xu hƣớng lạm dụng quyền hạn, móc ngoặc, cấu kết với nhau, thậm chí với khách hàng để tƣ lợi. Đó là những rào cản rất lớn đối với công tác quản trị và kiểm toán nội bộ.

3. Môi trường pháp lý

Môi trƣờng pháp lý thể hiện ở tính đồng bộ, khoa học của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của văn bản dƣới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành, thực thi pháp luật. Pháp luật là bộ phận không thể thiếu đƣợc của nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, thanh toán, đầu tƣ…tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho các bên, hoạt động ngân hàng thuận lợi hơn thì sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho hoạt động kiểm toán nội bộ.

Xem thêm: Các quan niệm về kiểm toán nội bộ

Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ, gắn liền với nó là một loạt các đặc thù riêng có đã đƣợc phân tích ở trên. Do vậy, để tạo hành lang pháp lý cho ngân hàng hoạt động, các ngân hàng không thể chỉ dựa vào các văn bản pháp lý ban hành chung cho các doanh nghiệp phi tài chính trong nền kinh tế mà còn cần có một hệ thống các văn bản pháp lý, các chế độ, thể lệ hƣớng dẫn nghiệp vụ riêng của ngành. Môi trƣờng pháp lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới định hƣớng, quan điểm phát triển của ngành ngân hàng trong từng thời kỳ. Sự thay đổi của chính sách, cơ chế, chuẩn mực, chế độ…sẽ tác động tới hoạt động chung của toàn hệ thống ngân hàng, trong đó có công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ [13, trg.29].

2. Nhân tố chủ quan thuộc ngân hàng

2.1. Trách nhiệm và sự ủng hộ của Ban lãnh đạo c p cao

Một nhân tố thiết yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả là văn hóa kiểm soát vững mạnh. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc là tập trung vào tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ thông qua các hoạt động và các phát ngôn. Điều này bao gồm các giá trị đạo đức thể hiện trong các giao dịch cả trong và ngoài ngân hàng. Các phát

ngôn, thái độ và hành động của lãnh đạo cấp cao chính là thể hiện tính liêm chính, đạo đức và các khía cạnh khác của văn hóa kiểm soát trong ngân hàng. Chính họ chứ không ai khác phải chịu trách nhiệm đẩy mạnh các chuẩn mực trung thực và đạo đức cao, thiết lập một văn hóa thể hiện và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ đối với tất cả các cấp cán bộ. Mọi nhân viên của ngân hàng cần hiểu đƣợc vai trò của mình trong quá trình kiểm soát nội bộ và tham gia đầy đủ vào quá trình này.
Còn riêng với kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của các lãnh đạo cấp cao đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức, chẳng hạn nhƣ quyết tâm thiết lập chính sách tổng thể, xây dựng khung quản trị rủi ro hiệu quả, xây dựng tốt chính sách nhân lực, xây dựng đầy đủ chính sách của NH đối với kiểm toán nội bộ từ vấn đề bổ nhiệm, đề bạt, lƣơng, thƣởng, hỗ trợ các nguồn tài liệu, kinh phí, quan tâm tới các kết luận của kiểm toán nội bộ, quyết liệt chỉ đạo thực hiện những kiến nghị đó…sẽ giúp kiểm toán nội bộ có vị thế xứng đáng và nhận đƣợc sự phối hợp tốt từ các bộ phận khác[80, trg.50-51].

2.2. Sự phối hợp t đơn vị được kiểm toán (trình độ chuyên môn, nhận thức về kiểm toán nội bộ, mức độ phối hợp)

Hiện nay có rất ít các nghiên cứu cho rằng hiệu quả của kiểm toán nội bộ bị ảnh hƣởng bởi sự phối hợp của đơn vị đƣợc kiểm toán, nhƣng trên thực tế điều này là có thật. Tham khảo rất nhiều công trình trƣớc đây, NCS nhận thấy có một đề tài đƣợc coi là khá toàn diện, tổng thể, có chất lƣợng là Luận án tiến sỹ tại ĐH Queensland, Australia của NCS Mirhet [80] đã đề cập tới vấn đề này một cách nghiêm túc. Để đạt đƣợc hiệu quả công tác kiểm toán, kiểm toán viên phải có đầy đủ quyền để truy cập một cách không hạn chế vào tất cả các hoạt động, hồ sơ, tài sản và đƣợc cung cấp bằng sự hợp tác thiện chí từ đơn vị đƣợc kiểm toán. Tuy nhiên, Mihret cũng khẳng định đây không phải là yếu tố quá mạnh và quyết định liệu kiểm toán nội bộ có thất bại hay không.

2.3. Ch t lượng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ (năng lực, trình độ, phẩm ch t)

Trong mọi nguồn lực, nguồn nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng và ảnh hƣởng trực tiếp đến thành công của mỗi một đơn vị, bộ phận. Năng lực chuyên môn, thái độ nghề nghiệp, trách nhiệm và phẩm chất đạo đức của KTV…sẽ quyết định rất lớn tới sự thành công của hoạt động kiểm toán nội bộ. Vốn dĩ kiểm toán nội bộ đã là một loại hình nghề nghiệp phức tạp, thêm vào đó đối tƣợng kiểm toán lại là NHTM nên áp lực thƣờng lớn hơn rất nhiều. Các khó khăn do phải kiểm toán các nghiệp vụ phức tạp, số lƣợng giao dịch lớn, chi nhánh phân tán rộng trên khắp cả nƣớc…đòi hỏi sự tỉ mỉ, khoa học, tận tâm, độc lập, khách quan của các KTV rất nhiều.

Cuộc điều tra do Aloulafas năm 2010 [49] tiến hành bằng cách thu thập dữ liệu từ bảng hỏi và phỏng vấn Năng lực làm việc. Các KTVNB và KTVĐL đều cho rằng: năng lực làm việc của các phòng KTNB hiện yếu nhất. Việc đội ngũ KTV ít đƣợc đào tạo, thiếu kinh nghiệm và sớm bị điều chuyển sang các vị trí khác dẫn đến năng lực làm việc của phòng KTNB không cao.

2.4. Cơ c u tổ chức quản trị của Ngân hàng và bộ máy kiểm toán nội bộ

+ Cơ cấu tổ chức quản trị của ngân hàng:

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận trong ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ đánh giá hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng. Chính vì thế, mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng sẽ tác động trực tiếp đến chất lƣợng, hiệu quả của kiểm toán nội bộ [80]. Các nhà lãnh đạo ngân hàng cần lựa chọn cho mình một phƣơng án tổ chức bộ máy quản trị tốt nhất và có tính ổn định để không những mang lại hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng, tránh tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, gây lãng phí mà còn tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa cho bộ phận kiểm toán nội bộ.

Sự đa dạng về mô hình và cơ cấu sở hữu của các loại NHTM cũng là một yếu tố tác động không nhỏ tới hoạt động kiểm toán nội bộ [20, trg.28]. Mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên 100% vốn nhà nƣớc hay Công ty cổ phần (các NHTM Cổ phần), hoặc Công ty cổ phần mà nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối…sẽ có quan điểm, định hƣớng gây dựng, phát triển Kiểm toán nội bộ rất khác nhau. Đặc biệt tại các NHTM chƣa đƣợc cổ phần hoá, hệ thống ra quyết định phức tạp và thiếu minh bạch, chƣa tách bạch quyền sở hữu với quyền kiểm soát, điều hành ắt sẽ dẫn tới công việc chồng chéo, vừa đá bóng vừa thổi còi, do đó sẽ ảnh hƣởng tới vị thế độc lập và chất lƣợng của bộ phận kiểm toán nội bộ.

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ [20]

Bất cứ tổ chức nào muốn hoạt động có hiệu quả thì cũng cần có cơ cấu tổ chức tốt. Bộ máy kiểm toán nội bộ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Xây dựng một hệ thống kiểm toán nội bộ với các chức năng, phạm vi hoạt động cùng với tính chuyên nghiệp và độc lập cao sẽ gi p ngân hàng đánh giá đƣợc toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống.

Bộ máy kiểm toán nội nên xây dựng theo mô hình tập trung, hoạt động KTNB nên tập trung tại Hội sở chính của các ngân hàng. Tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của mạng lƣới ngân hàng mà hoạt động nội bộ có thể xem xét mở rộng tại các khu vực…Các ngân hàng thƣơng mại nên xây dựng trình tự chiến lƣợc thiết lập và vận hành bộ máy kiểm toán nội bộ cả trong ngắn hạn và dài hạn để phù hợp với điều kiện của từng ngân hàng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?