Đo lường hiệu quả tài chính
Việc đo lường hiệu quả tài chính rất phổ biến trong các nghiên cứu trách nhiệm xã hội; tuy nhiên, có rất ít sự đồng thuận về các công cụ đo lường được áp dụng. Các nghiên cứu trước đây cho rằng hiệu quả công ty có thể được đo lường bằng một trong hai thước đo là dựa vào kế toán và/hoặc dựa trên thị trường:
Dựa vào kế toán: sử dụng các chỉ số kế toán như ROA, ROE hoặc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp/công ty (Ruf và cộng sự, 2001; Elsayed và Paton 2005). Các chỉ số này có thể phản ánh hoạt động của công ty ở một góc độ tổng thể nhưng không quan sát các đặc tính đa quốc gia của quá trình sản xuất của doanh nghiệp/công ty. Một số thước đo dựa vào kế toán đã được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính bao gồm ROE, ROS và ROA (Cochran và Wood, 1984; Aupperle và cộng sự, 1985; Waddock và Graves, 1997; Stanwick và Stanwick, 1998; Tsoutsoura, 2004). Simpson và Kohers (2002) sử dụng ROA và tổn thất cho vay, Berman và cộng sự (1999) chỉ áp dụng ROA.
Lý do sử dụng ba biến trên để đo hiệu quả tài chính là những dữ liệu này ít có khả năng bị ngụy tạo, và cũng là các thước đo được sử dụng rộng rãi nhất cho hiệu quả tài chính (Yoshikawa và Phan, 2003). Nhưng sự hạn chế cố hữu của các thước đo dựa vào kế toán là chúng chỉ nắm bắt các dữ liệu lịch sử của hiệu quả tài chính. Thứ hai, các dữ liệu có thể bị sai lệch bởi nhận thức quản lý và thủ tục kế toán khác nhau được sử dụng bởi các công ty khác nhau (Branch, 1983; McGuire và cộng sự, 1986.).
Dựa trên thị trường, một số nghiên cứu đã sử dụng các thước đo thị trường (Vance 1975; Alexander và Buchholz 1978). Bởi vì thước đo hiệu quả tài chính dựa trên thị trường tránh được một số những hạn chế về kế toán vì nó cho thấy các yếu tố tương lai và tập trung vào các hiệu quả thị trường (McGuire và cộng sự 1986). Những thước đo này ít liên quan đến thủ tục kế toán và là chỉ số của các nhà đầu tư lựa chọn để đánh giá khả năng của một công ty tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Ví dụ, Ullmann (1985) cho rằng việc sử dụng các thước đo dựa trên thị trường cho thấy việc đánh giá hiệu quả tài chính của nhà đầu tư là một thước đo hiệu quả phù hợp (McGuire và cộng sự, 1988; Tsoutsoura, 2004). Song, việc sử dụng cổ phiếu như là các thước đo dựa trên thị trường của hiệu quả tài chính cũng có những hạn chế.
[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm hiệu quả tài chính công ty (Coporate financial performance – CFP)[/message]Ngoài ra, một số nghiên cứu đã sử dụng cả dữ liệu liệu kế toán và dữ liệu thị trường (Han và Suk, 1998; Saleh và cộng sự, 2008) với ba biến như ROA, suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán và Tobin’s q. Hơn nữa, Han và Suk (1998) sử dụng lợi nhuận cổ phiếu như là biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả tài chính. Orlitzky và cộng sự (2003) lập luận rằng cả hai chỉ số kế toán và thị trường có thể được áp dụng để đo hiệu quả tài chính của doanh nghiệp/công ty.
Việc sử dụng hai phương pháp khác nhau để đo hiệu quả tài chính có nghĩa là rất khó để so sánh trực tiếp kết quả của các nghiên cứu khác nhau (Tsoutsoura, 2004). Tuy nhiên, hai phương pháp dựa vào kế toán và dựa trên thị trường trên cho thấy quan điểm khác nhau về việc đánh giá hiệu quả tài chính của công ty và có ý nghĩa lý thuyết khác nhau (Hillman và cộng sự, 2001). McGuire và cộng sự (1986) cho rằng mỗi phương pháp tùy thuộc vào những khuynh hướng nhất định. Do đó từ những lập luận trên, hiệu quả tài chính trong nghiên cứu này được đo lường dựa vào thước đo dựa vào kế toán và dựa trên thị trường.
Đo lường hiệu quả tài chính
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT