Khái niệm về cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp

phân tích tài chính

Khái niệm về cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp

Bất kể một doanh nghiệp nào thành lập cũng đều phải có một lượng vốn điều lệ nhất định và việc số vốn điều lệ đó được hình thành từ đâu, hình thành như thế nào tạo nên cấu trúc sở hữu của chính doanh nghiệp đó. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hiểu cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp là cơ cấu phản ánh tổng thể các mối quan hệ chiếm hữu đối với các phần của vốn chủ sở hữu, từ đó quyết định đến các mối quan hệ khác trong sản xuất và quan hệ phân phối các sản phẩm cũng như những lợi ích kinh tế mà việc sản xuất, kinh doanh từ nguồn vốn chủ sở hữu đó đem lại.

Từ định nghĩa nêu trên làm xuất hiện một vấn đề này sinh đối với sở hữu trong doanh nghiệp đó là doanh nghiệp có sở hữu tập trung hay phân tán.  Với mỗi đặc điểm sở hữu tập trung hay phân tán lại quyết định rất lớn đến cấu trúc quản trị điều hành về sau của doanh nghiệp.

Trong cấu trúc sở hữu tập trung, cả quyền sở hữu lẫn quyền kiểm soát công ty tập trung vào tay một số cá nhân, gia đình, ban quản lý, hoặc các định chế cho vay. Những cá nhân và nhóm này thường kiểm soát và chi phối lớn đến cách thức công ty vận hành. Bởi vậy, cấu trúc tập trung thường được xem là hệ thống nội bộ. Những cổ đông lớn kiểm soát doanh nghiệp trực tiếp bằng cách tham gia HĐQT và ban điều hành. Cổ đông lớn có thể không sở hữu vốn toàn bộ nhưng có quyền biểu quyết đáng kể nên vẫn có thể được kiểm soát doanh nghiệp.

Với cấu trúc sở hữu tập trung, doanh nghiệp do những người bên trong kiểm soát có những điểm thuận lợi nhất định. Những người này có quyền lực và động lực để kiểm soát doanh nghiệp chặt chẽ, nhờ đó giảm thiểu được tình trạng sai phạm hay gian dối trong quản trị và điều hành. Hơn nữa, do nắm quyền sở hữu và quyền kiểm soát lớn, những người này có khuynh hướng giữ vốn đầu tư trong doanh nghiệp trong thời gian dài. Vì thế họ sẽ ủng hộ những quyết định giúp tăng cường hiệu quả hoạt động dài hạn hơn là những quyết định mang lại lợi ích ngắn hạn.

Tuy nhiên, hệ thống này cũng dẫn doanh nghiệp đến những thất bại trong quản trị. Khi những người điều hành là các cổ đông lớn hay có quyền biểu quyết lớn, họ có thể dùng quyền của mình để tác động đến quyết định của HĐQT nhằm mục đích tư lợi. Một trường hợp phổ biến là các nhà quản lý thuyết phục HĐQT trả lương và phúc lợi rất cao cho cấp quản lý hoặc phê duyệt việc mua bán yếu tố đầu vào giá cao từ các công ty mà họ có sở hữu hoặc có mối quan hệ. Nghiêm trọng hơn, họ có thể sử dụng những thông tin bí mật để trục lợi như giao dịch nội gián. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mà nguyên nhân xuất phát là quá trình quản trị doanh nghiệp.

Trong cấu trúc sở hữu phân tán, doanh nghiệp có nhiều cổ đông, mỗi cổ đông sở hữu một số cổ phần doanh nghiệp, quyền kiểm soát hoạt động công ty do ban Giám đốc nắm giữ. Các cổ đông nhỏ ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành công ty. Bởi vậy họ được gọi là người bên ngoài và cấu trúc phân tán còn được gọi là hệ thống bên ngoài.

Với hệ thống cấu trúc phân tán, người quản lý hoạt động công ty không nhất thiết phải góp vốn chủ sở hữu, nên việc quản lý được phân tách tương đối rạch ròi với lợi ích kinh tế mà họ nhận được; doanh nghiệp có nhiều cổ đông đòi hỏi quá trình hoạt động phải công khai và hoạt động giám sát phải được tiến hành chặt chẽ. Tuy nhiên, hệ thống này lại có nhược điểm là các cổ đông nhỏ ít có động lực để tham gia quản lý công ty, dễ dàng thoái vốn và có khuynh hướng ủng hộ các quyết định mang lại lợi ích ngắn hạn.

Khái niệm về cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 thoughts on “Khái niệm về cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp

  1. Pingback: Các hình thức sở hữu trong ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Mức độ tập trung sở hữu trong ngân hàng thương mại - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

  3. Pingback: Hiện tượng sở hữu chéo trong ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?