Các hình thức xuất khẩu lao động

xuất khẩu lao động

Mục lục

Các hình thức xuất khẩu lao động

Phân loại theo cách thức tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài

Hình thức này phổ biến ở giai đoạn 1980 – 1990 ở Việt Nam. Căn cứ vào Hiệp định đã ký, Nhà nước phân các chỉ tiêu cho các Bộ, Ngành, địa phương tiến hành tuyển chọn và đưa người lao động đi. Lao động của nước ta làm việc ở các nước được quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, sống và sinh hoạt theo đoàn đội, được làm việc xen ghép với lao động các nước.

  • Xuất khẩu lao động trực tiếp theo các yêu cầu của công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động.

Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động đa dạng, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Các chuyên gia, người lao động thường được các công ty cung ứng dịch vụ lao động gửi ra nước ngoài lao động có thời hạn theo hợp đồng cung ứng lao động.

  • Xuất khẩu lao động đi làm các công trình bao thầu ở nước ngoài, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Các chuyên gia, lao động ra nước ngoài làm việc ở các dự án mà họ đã trúng thầu.
  • Các công ty gửi lao động, chuyên gia ra nước ngoài làm việc ở công ty mẹ hoặc công ty con, hoặc các công ty khác trong cùng một tập đoàn đóng ở các nước khác nhau, hoặc đến làm việc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh công ty đặt tại các nước khác.
  • Lao động tự do: Tự tìm việc làm ở nước ngoài, sau một thời gian sẽ trở về đất nước

Phân loại theo trình độ người lao động

  • Xuất khẩu chuyên gia cao cấp: Những người này ra nước ngoài làm việc với vai trò tư vấn, giám sát, giảng dạy, hướng dẫn kỹ thuật hay đào tạo nghề.
  • Xuất khẩu thợ lành nghề: Đây là loại lao động đã được đào tạo một nghề nào đó và khi ra nước ngoài làm việc họ có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải tiến hành đào tạo nữa.
  • Xuất khẩu lao động giản đơn: Là loại lao động chưa được đào tạo một loại nghề nào cả nên không có nghề hoặc có nghề ở mức thấp.

Phân loại theo địa điểm xuất khẩu lao động

  • Xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc: có nghĩa là lao động được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia và trực tiếp làm việc tại nước ngoài.
  • Xuất khẩu lao động tại chỗ: Là hình thức cung ứng sức lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài hoạt động ở Việt Nam (bao gồm: các xí nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam)

Các hình thức xuất khẩu lao động

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?