Tính tất yếu của xuất khẩu lao động

xuất khẩu lao động

Tính tất yếu của xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một loại hình di chuyển quốc tế sức lao động. Di chuyển quốc tế sức lao động là hiện tượng người lao động di chuyển ra nước ngoài nhằm mục đích tìm việc làm để có thu nhập.

Trong tác phẩm “Phép biện chứng tự nhiên” F. Ăng ghen viết: “Con người sống lan rộng ra tất cả những nơi nào có thể được và người là một loại động vật duy nhất làm được điều đó một cách độc lập, tự chủ”. Ngay từ buổi bình minh của loài người đã xuất hiện sự di chuyển nguồn lao động đến những miền đất tốt đẹp hơn. Như vậy sự di cư lao động quốc tế thể hiện tính tất yếu và tác dụng tiến bộ của lịch sử. Cuối thế kỷ 19 do các mỏ khoáng sản ở Nam Phi thiếu nhiều lao động nên đã xuất hiện các luồng di dân chuyển tới đó. Ngày nay, cũng chính sự phân bố không đều về dân cư, về điều kiện tự nhiên (tài nguyên, khí hậu) với sự bùng nổ dân số trên thế giới đã hình thành luồng di cư lao động ở những nước kinh tế chậm phát triển di cư đến những nước có đời sống kinh tế khá hơn, lao động ở nước nghèo tài nguyên di chuyển đến những nước có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, dân cư ở nước có mật độ dân số cao di chuyển đến những nước có mật độ dân cư thấp. Các hướng di chuyển rõ nét nhất hiện nay là từ Đông sang Tây, từ Đông và Phi di chuyển sang vùng Trung cận đông. Như vậy việc di chuyển lao động trước hết là một hiện tường khách quan trong quá trình hoạt động kinh tế của bản thân người lao động.

Xuất khẩu lao động – sự di chuyển lao động có thời hạn và có kế hoạch có nguyên nhân hình thành và phát triển không ngoài những yếu tố khách quan trên. Vì đây là hoạt động hợp pháp, có tổ chức nên nó còn vị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như ý chí của các Nhà nước, của các tổ chức cung ứng và nhận lao động…Phân tích cụ thể có thể chia thành các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Do có sự mất cân đối về số lượng lao động, khi nguồn lao động nước đó không đáp ứng đủ hoặc vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước.

Sự dư thừa lao động, vượt quá nhu cầu sử dụng trong nước của một quốc gia có thể la do quốc gia đó có tỷ lệ phát triển dân sơ cao, nền sản xuất trong nước lạc hậu, kém phát triển nên nhu cầu sử dụng thấp hoặc do quốc gia đó có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế mà trong giai đoạn chuyển tiếp nền kinh tế chưa thể phù hợp ngày với cơ chế mới nên đã giảm sút nghiêm trọng, sản xuất bấp bênh, số lao động dôi thừa tăng nhanh.

Trong khi đó nhiều nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu sử dụng lao động lớn nhưng tốc độ tăng dân số lại quá thấp nên đã xảy ra hiện tượng thiếu lao động.

Thứ hai: Do có sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, thường xảy ra khi nhu cầu lao động tạm thời yêu cầu một số ngành nghề nhất định mà trong nước không có hoặc không đủ. Ví dụ: ở một số nước phát triển, rất thiếu lao động làm trong các ngành nặng nhọc, độc hại hay ở nhiều nước chậm phát triển rất thiếu các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật trình độ cao.

Trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ của mỗi quốc gia không thể giải quyết hết sự mất cân bằng này, đòi hỏi phải có sự trao đổi lao động với các quốc gia khác. Hành vi trao đổi này dẫn đến việc xuất khẩu lao động.

Thứ ba: Do có sự chênh lệch giá cả sức lao động trong nước và sức lao động nước ngoài. Nhiều nước mặc dù không dư thừa lao động cũng tiến hành xuất khẩu lao động vì có lợi cho cán cân thanh toán do họ có được những hợp đồng xuất khẩu lao động với giá cao và bù lại học nhập khẩu sức lao động từ những nước có giá cả thấp hơn. Điều này lý giải tại sao nhiều nước vừa nhập khẩu lại vừa xuất khẩu lao động như Cu Ba, Malaysia, Bungari…( Thực chất là các nước tận dụng lợi thế so sánh của mình).

Thứ tư: do có sự chênh lệch về mức thu nhập và mức sống giữa người lao động trong nước và người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Vì lý do này mà nhiều người dù không thuộc đội quân thất nghiệp nhưng vẫn muốn đi xuất khẩu lao động để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống bản thân và gia đình.

Thứ năm: Do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới không đồng đều, sự khác biệt về nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, sức lao động…Từ đó đưa tới nhu cầu tất yếu về sự trao đổi ( sự di chuyển) các nguồn lực này.

Thứ sáu: Do sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và từ đó đưa tới sự chênh lệch về mức tăng nguồn lao động.

Thứ bảy: Do xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển, nền sản xuất lớn không thể bó hẹp trong phạm vi biên giới quốc gia mà mở rộng ra nhiều nước, việc sử dụng lao động mang tính quốc tế phù hợp với sự phân công lao động quốc tế. Hơn nữa việc tăng cường xuất khẩu công nghệ, bao thầu công trình quốc tế sẽ tất yếu kèm theo việc phát triển xuất khẩu lao động. Đồng thời việc ra đời các liên kết kinh tế quốc tế cao cấp như EU, như cộng đồng kinh tế ở các châu lục khiến hoạt động xuất nhập khẩu lao động trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ lao động của Đức có thể sang nước Bỉ, Pháp làm việc và được hưởng mọi quyền lợi như lao động của nước sở tại.

Ngoài ra, còn do có sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các quốc gia và từ đó đưa tới sự chênh lệch vể mức tăng nguồn lao động; do trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới không đồng đều, sự khác biệt về nguồn lực phát triển như vốn, công nghệ, sức lao động…Từ đó đưa tới nhu cầu tất yếu về sự trao đổi, sự di chuyển các nguồn lực này.

Tính tất yếu của xuất khẩu lao động

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Tính tất yếu của xuất khẩu lao động

  1. Pingback: Khái niệm của xuất khẩu lao động - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?