Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Phát triển sản phẩm bancassurance

Mục lục

Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Theo lý thuyết đã nêu, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thường có lượng vốn chủ sở hữu lớn so với nợ (gấp khoảng 5 lần), doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ dùng một phần quỹ dự phòng và vốn chủ sở hữu để đầu tư (chủ yếu là đâu tư ngắn hạn) để nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Các hình thức đầu tư ngắn hạn thường được sử dụng: gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, đầu tư chứng khoán với vị thế của nhà đầu tư kinh doanh chênh lệch giá. Lợi nhuận từ các khoản đầu tư này thường không cao. Để đảm bảo dự phòng cho tổn thất lớn và đáp ứng tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ dùng lượng vốn chủ sở hữu đầu tư vào cổ phiếu của các công ty với vị thế cổ đông chiến lược hoặc đầu tư bất động sản. Nếu nền kinh tế phát triển thì các hình thức này trong dài hạn có thể mang lại lợi nhuận cao. Trong trường hợp nền kinh tế đi xuống, các cổ phiếu giảm giá mạnh, thị trường bất động sản đóng băng thì hình thức đầu tư này sẽ không được thực hiện kèm theo với đó, việc huy động vốn chủ sở hữu cũng sẽ gặp khó khăn. Vì các nhà đầu tư không nhìn thấy được tiềm năng về lợi nhuận khi đầu tư vào doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Việc huy động vốn chủ sở hữu để đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ còn có thể gặp khó khăn hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ do hoạt động kinh doanh BH phi nhân thọ chứa đứng nhiều rủi ro hơn. Chính vì vậy, việc huy động vốn và phát triển các hình thức đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phụ thuộc vào tình hình phát triển của nền kinh tế.

Khi thực hiện hoạt động đầu tư các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phải tuân theo các quy định của pháp luật. Các hình thức đầu tư mà các  doanh nghiệp bảo hiểm  phi nhân thọ thường được phép đầu tư, bao gồm:

– Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng

– Đầu tư chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu)

– Đầu tư bất động sản

– Cho vay thế chấp

– Góp vốn liên doanh

– Các hình thức khác

Trong các hình thức đầu tư trên, đầu tư ngắn hạn có thể bao gồm hình thức gửi tiền, đầu tư cổ phiếu với vị thế kinh doanh chênh lệch giá và cho vay thế chấp. Kênh đầu tư dài hạn là kênh đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu với vị thế cổ đông chiến lược và đầu tư bất động sản. Trong đó đầu tư trái phiếu là hình thức đầu tư dài hạn chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

  1. Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thể mở các tài khoản thanh toán không kỳ hạn và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ở các tổ chức tín dụng để hưởng lãi suất. Đây là loại hình đầu tư đơn giản và có mức độ an toàn vốn cao, đồng thời các nhà đầu tư có thể tính tương đối chính xác các khoản thu nhập trong tương lai vì lãi suất thường cố định. Tính thanh khoản của các khoản đầu tư này cũng là rất lớn. Chính vì vậy, đây vẫn là hình thức đầu tư chủ yếu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm (đặc biệt là ở các nước có thị trường tài chính chưa phát triển).

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ[/message]

Tuy nhiên, hình thức đầu tư này lại chịu ảnh hưởng rất lớn của lạm phát, của sự bất ổn định của lãi suất. Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng thường có lãi suất không cao bằng loại hình đầu tư khác. Hơn nữa, thời hạn đầu tư thường ngắn do các ngân hàng thương mại thường chỉ thực hiện huy động vốn bằng tiền gửi với thời hạn ngắn, để có thể điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động cho phù hợp với lãi suất thị trường nên không phù hợp với các nguồn vốn đầu tư dài hạn [54].

  1. Đầu tư chứng khoán (trái phiếu và cổ phiếu)

Đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư được nhiều doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện, loại chứng khoán mà các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu.

2.1 Đầu tư trái phiếu

Việc đầu tư vào trái phiếu có các ưu điểm như sau

– Trái phiếu có thu nhập ổn định

Lãi suất của trái phiếu thường được ấn định ngay từ đầu và cố định trong suốt vòng đời của trái phiếu nên có thể coi trái phiếu là một loại đầu tư có thu nhập cố định. Đặc điểm này tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể tính được dòng thu nhập dự kiến trong tương lai. Hơn nữa, lãi suất này thường là cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng cùng kỳ hạn (đặc biệt đối với trái phiếu doanh nghiệp).

Ngoài ra, người nắm giữ trái phiếu có thể bán trái phiếu trước khi đến thời hạn thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn. Tuy nhiên, để thực hiện được việc chuyển nhượng trái phiếu dễ dàng, nhanh chóng đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán phát triển.

– Trái phiếu có độ an toàn cao.

Trái phiếu trên thị trường thường do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp lớn phát hành, do vậy việc thanh toán gốc và lãi trái phiếu sẽ được đảm bảo chắc chắn. Trong trường hợp các doanh nghiệp bị giải thể hoặc thanh lý thì trái phiếu lại được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể nắm giữ nhiều loại trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau chờ đến ngày đáo hạn và sử dụng tiền thu được để thanh toán cho các hợp đồng đến hạn.

Với các ưu điểm trên, trong những năm gần đây, đầu tư vào trái phiếu đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới.

Tuy nhiên, khi thực hiện đầu tư vào trái phiếu, các nhà đầu tư phải chịu những rủi ro nhất định đó là rủi ro tín dụng, rủi ro lạm phát…, chính vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần thận trọng, cân nhắc trước khi quyết định đầu tư.

Các bạn đang xem đề tài : Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

2.2. Đầu tư cổ phiếu

Vấn đề đa dạng hóa danh mục đầu tư để đảm bảo mức rủi ro trung bình được thực hiện khi xây dựng danh mục cổ phiếu đầu tư. Có thể xây dựng hai loại danh mục cổ phiếu đầu tư: danh mục cổ phiếu kinh doanh chênh lệch giá và danh mục cổ phiếu nắm giữ dài hạn (cổ đông chiến lược).

Trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển sẽ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu. Trong trường hợp này nếu đầu tư cổ phiếu nên đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, với mục tiêu chính là để hưởng cổ tức.

Khi đầu tư vào cổ phiếu đòi hỏi các nhà đầu tư phải tìm hiểu thật kỹ về tình hình tài chính cũng như khả năng vỡ nợ cũng như tính thanh khoản của cổ phiếu vì cổ phiếu của một công ty có tình hình tài chính tốt sẽ được chuyển nhượng dễ dàng hơn.

Vì mức độ rủi ro cao hơn và đặc điểm dòng tiền không đều của cổ phiếu nên các nhà bảo hiểm bị luật pháp hạn chế về tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu.

Ngoài ra để đa dạng hoá danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm cũng thực hiện đầu tư vào các công cụ tài chính khác như các hợp đồng quyền chọn mua, quyền chọn bán, các hợp đồng kỳ hạn.

Tuy nhiên, việc đầu tư vào các công cụ này chỉ được thực hiện tại các nước có thị trường tài chính phát triển.

  1. Đầu tư bất động sản

Đầu tư bất động sản cũng là một trong những hình thức đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm bởi vì:

– Hoạt động đầu tư bất động sản đem lại sự ổn định giá trị do doanh nghiệp bảo hiểm do bất động sản gần như không chịu tác động của yếu tố lạm phát

– Doanh nghiệp bảo hiểm có thể đa dạng hóa đầu tư vào nhiều loại bất động sản như văn phòng, khách sạn, nhà ở, cửa hàng, siêu thị.

-Thông qua hoạt động đầu tư bất động sản mở rộng, doanh nghiệp bảo hiểm có thể khuyếch chương, quảng cáo và nâng cao thương hiệu của mình [42].

Đầu tư bất động sản có thể đem lại cho các doanh nghiệp bảo hiểm khoản thu nhập dưới dạng thu nhập cho thuê bất động sản hoặc từ việc bán bất động sản. Như vậy, đây là hình thức đầu tư vào tài sản có thực và có thể tạo ra giá trị lớn, chính vì vậy, rất phù hợp với nguồn vốn đầu tư dài hạn.

Tuy nhiên dòng thu nhập nhận được từ đầu tư bất động sản thường khó dự đoán được vì phụ thuộc vào nhu cầu thuê bất động sản. Ngoài ra, giá của bất động sản dễ biến động lớn vì nó chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu thị trường, chính sách khuyến khích cho vay thông qua lãi suất cho vay đối với hoạt động mua bán bất động sản của các NHTM.

Do đó, sẽ là mạo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có sự nghiên cứu kỹ đối với hình thức đầu tư này sẽ có thể dẫn đến sự thua lỗ rất lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Một điểm bất lợi nữa là bất động sản có tính lỏng rất thấp. Việc chuyển nhượng một bất động sản thường đòi hỏi những thủ tục phức tạp, thời gian lâu dài, đặc biệt khi thị trường địa ốc chưa phát triển, chính vì vậy, hình thức đầu tư này có thể gây mất khả năng thanh toán đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là vấn đề tối kị trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.

  1. Cho vay thế chấp

Cho vay thế chấp là một khoản cho vay được bảo đảm chủ yếu bằng các tài sản có giá. Ở các nước có thị trường bảo hiểm phát triển, các doanh nghiệp bảo hiểm

thường sử dụng hình thức này để kiếm lời.

Cũng giống như trái phiếu, các khoản cho vay thế chấp thường được coi là khoản đầu tư có thu nhập cố định vì nhà bảo hiểm sẽ nhận được các khoản lãi đều đặn theo kỳ cho đến khi đáo hạn hợp đồng.

Ngoài ra, do đây là công cụ nợ được đảm bảo bằng tài sản có giá nên hình thức đầu tư này khá an toàn và khá phù hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm.

Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay này, các doanh nghiệp bảo hiểm phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại nên cũng gặp phải nhiều khó khăn. Hơn nữa, tính lỏng của các khoản cho vay sẽ thấp trong điều kiện thị trường mua bán nợ chưa phát triển [54], do vậy thường không phù hợp với các khoản đầu tư từ quỹ dự phòng ở các doanh nghiệp bảo hiểm (nhất là đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khi mà nguồn quỹ này luôn phải đảm bảo cho nhu cầu thanh toán thường xuyên, hoặc trong thời gian ngắn hạn). Chính vì vậy, hình thức đầu tư này chỉ phù hợp với nguồn vốn chủ sở hữu.

  1. Góp vốn liên doanh

Với hình thức đầu tư này, chủ đầu tư được tham gia vào quá trình quản lý công ty và được hưởng lãi theo kết quả kinh doanh dưới dạng cổ tức được chia.

Ưu điểm của hình thức này là lãi từ được từ cổ tức được chia không phải chịu thuế thu nhập vì nó được trích từ nguồn lợi nhuận sau thuế của công ty. Nếu công ty góp vốn liên doanh làm ăn thuận lợi thì doanh nghiệp bảo hiểm có được một khoản thu nhập lớn từ đầu tư.

Tuy nhiên, ngược lại nếu kinh doanh gặp khó khăn thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không thu được lãi, thậm chí cả vốn..

Nhìn chung, dựa trên các quy định của luật pháp về lĩnh vực và hạn mức đầu tư, căn cứ vào điều kiện thực tế về môi trường đầu tư cũng như đặc điểm nguồn vốn đầu tư và chiến lược phát triển riêng của từng doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựa chọn cho mình một danh mục đầu tư thích hợp với các hình thức đầu tư đa dạng.

Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

  1. Pingback: Cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?