Mục lục
Cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng
Với những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam như đã phân tích rõ ở trên, đã tạo những cơ hội thuận lợi nhưng cũng đem lại những thách thức không nhỏ mà ngành bảo hiểm cũng như thị trường bảo hiểm phi nhân thọ sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.
1. Những cơ hội
1.1. Sự ổn định về chính trị, kinh tế của Việt Nam
Sau khi gia nhập và thực hiện các cam kết WTO, nền kinh tế Việt Nam đã có cơ hội tăng trưởng cao do hàng hóa của Việt Nam sẽ có một thị trường rộng lớn hơn đồng thời hàng hóa của các nước thành viên sẽ được xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này sẽ tạo tiền đề cho các ngành nghề, lĩnh vực phát triển như giao thông vận tải, hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao… Tuy nhiên, do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thời gian qua cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam khiến cho tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chậm hơn và ở mức thấp hơn so với năm trước, lạm phát cao… Nhưng với những giải pháp thích hợp của Chính phủ giúp nền kinh tế trong nước vượt qua khủng hoảng, cùng với chính sách mở cửa, sự ổn định về chính trị và các yếu tố thuận lợi khác đã làm cho Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, điều này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành bảo hiểm, nhất là những ngành nghề mới, công nghệ cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử, công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho BH xây dựng lắp đặt, BH tài sản, BH kỹ thuật, BH trách nhiệm phát triển.
1.2. Pháp luật ngày càng hoàn thiện và mang tính tương thích với nhau
Luật kinh doanh bảo hiểm sẽ được sửa đổi, bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, phát huy tính chủ động, sáng tạo của DNBH cũng như bảo vệ tốt quyền lợi của bên mua bảo hiểm, đây là những yếu tố thuận lợi giúp cho thị trường bảo hiểm phát triển. Ngoài Nghị định 46/200/NĐ-CP, Thông tư số 156/2007/TT- BTC và các quy định có liên quan khác. Sắp tới bộ Tài chính sẽ ban hành thêm Thông tư số 125/2012/TT- BTC nhằm hướng dẫn thêm chế độ tài chính đối với DNBH, DN tái bảo hiểm, DN môi giới bảo hiểm và chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 1/10/2012 đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để hoạt động an toàn và ổn định hơn. Cụ thể, Thông tư 125 quy định, doanh nghiệp bảo hiểm không được đi vay để đầu tư trực tiếp (hoặc ủy thác đầu tư) vào chứng khoán, bất động sản, góp vốn vào doanh nghiệp khác. doanh nghiệp bảo hiểm không được đầu tư trở lại dưới cho các cổ đông góp vốn hoặc người có liên quan quy định tại Luật Doanh nghiệp, trừ tiền gửi tại các cổ đông là tổ chức tín dụng…
1.3. Tầng lớp dân cư có thu nhập cao ngày càng đông đảo
Sau khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội đẩy mạnh các hoạt động thương mại với các nước thành viên, qua đó giúp cho nền kinh tế Việt Nam được hội nhập và phát triển với nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Khi kinh tế càng phát triển, hội nhập thì xã hội càng được văn minh, hiện đại, đời sống của người dân càng được cải thiện và nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người tăng) , qua đó, người dân có điều kiện và quan tâm hơn đến việc tham gia các sản phẩm bảo hiểm nhằm đảm bảo cho cuộc sống của mình được an toàn hơn.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Các hình thức đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ[/message]
1.4. Nhận thức về nhu cầu, tác dụng của bảo hiểm ngày một nâng cao
Thông qua công tác tuyên truyền của ngành bảo hiểm, thông qua tập quán mua bảo hiểm của giới chủ đầu tư nước ngoài; hay khi kinh tế xã hội càng phát triển thì nhận thức của người dân càng được nâng cao, ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc tiêu dùng và hưởng thụ thì người dân Việt Nam càng nhận thức đúng và hiểu rõ hơn vai trò, tác dụng của ngành bảo hiểm trong đời sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính những điều này đã khiến cho nhu cầu tham gia bảo hiểm của mọi người trong xã hội là rất lớn.
2. Những thách thức
Thuận lợi thì nhiều song khó khăn cũng không ít điều này đã tạo ra những thách thức mà ngành bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng phải đối mặt và tìm cách vượt qua khó khăn để phát triển và phát huy vai trò đảm bảo rủi ro cho xã hội. Những thách thức phải đối mặt đó là:
2.1. Số lượng các DNBH được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu có đủ điều kiện theo luật định đều có quyền xin phép thành lập DNBH, trong đó có các DNBH nước ngoài theo đúng cam kết của WTO. Việc có nhiều DNBH bảo hiểm ra đời hay xâm nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ làm cho sự cạnh tranh vốn đã gay gắt càng trở nên gay gắt hơn. Hiện tượng chảy máu chất xám nguồn nhân lực chủ chốt sang các DNBH mới hay những DNBH nước ngoài sẽ khiến cho hoạt động của các DNBH cũ trong nước gặp khó khăn.
2.2. Các DNBH hoạt động ở nước ngoài được cung cấp một số sản phẩm BH qua biên giới (vào Việt Nam)
Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh không cân sức đối với các DNBH đang hoạt động tại Việt Nam. Bởi vì, các DNBH hoạt động trong nước không thể biết được thông tin về đối thủ cạnh tranh của họ (những DNBH đang hoạt động ở nước ngoài), các sản phẩm, mẫu đơn BH, điều khoản BH, điều kiện BH, phí BH như thế nào. Ngoài ra, một điểm bất lợi nữa đó là, các DNBH đang hoạt động tại Việt Nam phải đóng rất nhiều loại thuế cho Nhà nước như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài, thuế sử dụng đất…trong khi đó đối thủ không bị đóng góp các khoản thuế trên [40]
2.3. Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm chưa chuyên nghiệp
Có nhiều kênh phân phối sản phẩm mà đã được thực hiện ở các nước trên thế giới như:
Kênh truyền thống | Kênh trực tiếp | Kênh mới |
Đại lý
Môi giới Đại diện thương mại |
Cán bộ bảo hiểm
Điện thoại Thư tín, Internet |
Ngân hàng
Công ty tài chính Cửa hàng hợp tác … |
Tuy nhiên, hiện nay các DNBH phi nhân thọ Việt Nam chủ yếu vẫn khai thác bảo hiểm từ các cán bộ bảo hiểm. Một số DN đã đẩy mạnh và phát triển được kênh bán sản phẩm bảo hiểm thông qua các ngân hàng thương mại hay thực hiện việc tăng doanh thu phí thông qua việc tăng hoa hồng cho đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm, mà chưa chú trọng xây dựng và phát triển các đội ngũ này một cách bài bản và chuyên nghiệp; cũng như quan tâm nhiều đến việc hỗ trợ (về tài chính, phương tiện, kỹ thuật) nhằm nâng cao khả năng khai thác từ kênh phân phối này. Điều này đã dấn đến hiện tượng các công ty môi giới, đại lý bảo hiểm cạnh tranh lẫn nhau, làm việc thiếu chuyên nghiệp, tự ý bổ sung điều kiện, điều khoản bảo hiểm… Chính những điều này gây bất lợi cho DNBH và thị trường BH khi mà cơ rủi ro cao hơn so với mức phí mà họ nhận được.
2.4. Việc giải quyết bồi thường còn nhiều vướng mắc
Việc đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục bồi thường để giảm phiền phức cho khách hàng chưa được cải thiện rõ rệt. Thực tế cho thấy, còn nhiều vướng mắc trong việc thu thập hồ sơ, chứng từ để giải quyết bồi thường cho khách hàng, đặc biệt khi những hồ sơ, chứng từ này buộc phải lấy từ cơ quan có thẩm quyển như công an, bệnh viện. Ngoài ra, việc giám định bồi thường tổn thất của các DNBH chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, chưa có biện pháp xử phạt thích đáng DNBH trong việc chậm trễ bồi thường khiến cho hoạt động bồi thường còn nhiều bất cập [37].
2.5. Đầu tư công nghệ thiếu đồng bộ, kém hiệu quả
Hệ thống công nghệ thông tin của các DNBH chưa cập nhật được từng hợp đồng BH phát sinh, chưa phân loại được khách hàng, rủi ro BH; chưa phân tích đánh giá được nguyên nhân, mức độ rủi ro tổn thất, còn nhiều lỗ hổng để trục lợi BH. Điều này bộc lộ rõ sự yếu kém của các DNBH trong hệ thống công nghệ thông tin. Các DNBH cần nhận thức rõ vấn đề này và có sự đầu tư lớn cho công nghệ thông tin để đảm bảo sự phát triển bền vững.
2.6. Tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã và đang làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam bị chững lại, lạm phát tăng cao. Những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng này đã lan toả đến tất cả các ngành, các lĩnh vực và cả lĩnh vực bảo hiểm, cụ thể là:
Thứ nhất, nó đã làm cho hoạt động xuất khẩu của nước ta bị giảm sút một cách tương đối, nhất là xuất khẩu sang những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản và EU.
Thứ hai, do kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nên vốn đầu tư xã hội, vốn FDI và vốn ODA cũng đang có dấu hiệu bị chững lại. Ngoài ra, do tình hình lạm phát bất ổn cho nên nhiều dự án đã bị hoãn lại hoặc bị Chính phủ cắt bỏ. Thực trạng này đã ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng khai thác để tăng doanh thu phí của các DNBH phi nhân thọ. Các nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu chịu sự tác động phải kể đến là: bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; bảo hiểm hoả hoạn; bảo hiểm thiết bị điện tử; bảo hiểm đóng tàu v.v…
Thứ ba, hậu quả của khủng hoảng đã làm cho thu nhập thực tế của người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng giảm đi cả về tương đối và tuyệt đối. Bởi vậy, họ phải thắt chặt chi tiêu. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch là người Việt Nam cũng đang có xu hướng giảm đi tương đối. Thực trạng này đã ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ, như: nghiệp vụ bảo hiểm du lịch, bảo hiểm tai nạn; bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật v.v… Từ đó đã làm cho doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng chậm lại và chắc chắn sẽ còn ảnh hưởng đến những năm tiếp theo.
Thứ tư, khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán toàn cầu, cho dù sự ảnh hưởng này đối với Việt Nam là chưa thực sự nghiêm trọng. Song hệ luỵ của nó là rất đáng kể, như ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và lãi suất, đến tình trạng nợ xấu đối với các ngân hàng của Việt Nam. Chỉ số chứng khoán nước ta luôn có chiều hướng giảm sút. Đã có dấu hiệu nhiều nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường Việt Nam. Hiện tượng này đã ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng đầu tư quỹ nhàn rỗi của các DNBH. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản vẫn đóng băng, những tổ chức mà các DNBH góp vốn liên doanh với họ đang gặp khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận đầu tư của các DNBH.
Thứ năm, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra mạnh mẽ Tình hình cạnh tranh giảm phí, hạ mức khấu trừ, mở rộng điều kiện bảo hiểm,… trên thị trường ngày càng quyết liệt, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo hiểm cháy, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm hỗn hợp… Ngoài ra, còn phải kể đến những sai phạm trong hoạt động kinh doanh của các DNBH vẫn còn tồn tại nhiều. Có thể kể ra đây một loạt những sai phạm trong hoạt động của nhiều DNBH như: Thực hiện khuyến mãi, bồi thường sai quy định…; Thực hiện tái bảo hiểm không thống nhất giữa hợp đồng gốc với hợp đồng tái về mức phí, hoa hồng, mức khấu trừ bảo hiểm…; Thực hiện đầu tư không đúng quy định; Trích lập dự phòng nghiệp vụ chưa đầy đủ…Điều này dẫn đến sự mất an toàn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Thứ sáu, hiện tượng trục lợi bảo hiểm có nguy cơ gia tăng. Đây là vấn đề đã diễn ra ở Việt Nam từ rất lâu nhưng thời gian gần đây có xu hướng gia tăng nhiền hơn. Trục lợi bảo hiểm xảy ra sẽ khiến các DNBH không những phải chịu thiệt hại lớn về tài chính mà còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về uy tín, thương hiệu và hình ảnh. Các hành vi trục lợi càng ngày càng trở nên nguy hại hơn khi nó không chỉ đến đơn thuần từ phía khách hàng mà còn bắt nguồn từ việc móc nối, cấu kết giữa khách hàng với chính nhân viên của DNBH.
Thứ bảy, sự phối hợp giữa Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (CQLGSBH) và Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam chưa đồng bộ và chặt chẽ. Đặc biệt là trong việc giải quyết những vướng mắc về nghiệp vụ bảo hiểm cho DNBH và việc lập kế hoạch cũng như triển khai các hoạt động nghiệp vụ trong năm.
Cuối cùng, nhân sự yếu về chuyên môn nghiệp vụ và lãnh đạo thiếu về kỹ năng quản lý trong DNBH. Nhân lực là một yếu tố nội tại cực kỳ quan trọng đối với mỗi DNBH. Có một thực tế trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay là mức tăng về số lượng luôn lớn hơn nhiều so với mức tăng về chất lượng nhân lực. Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua hình ảnh số lượng đại lý bảo hiểm đăng ký hoạt động tăng lên nhanh nhưng cũng giải thể nhanh do hoạt động kém hiệu quả hiện nay [66].
Cơ hội và thách thức đối với ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT