Triết lý quản trị nhân lực

Triết lý quản trị nhân lực

Mục lục

Triết lý quản trị nhân lực

Mỗi một tổ chức đối xử với người lao động theo một cách riêng của mình tùy thuộc vào triết lý được xây dựng và duy trì trong đó.

Triết lý quản trị nhân lực là những tư tưởng quan điểm của người lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người trong tổ chức. Từ đó mà tổ chức có các biện pháp, chính sách về quản trị nguồn nhân lực và các biện pháp đó có tác dụng nhất định tới hiệu quả, tinh thần và thái độ làm việc của người lao động.

Triết lý quản trị nhân lực phụ thuộc vào các quan niệm về yếu tố con người trong lao động sản xuất phục vụ.

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các học thuyết về triết lý quản trị nguồn lực.

1. Thuyết X:

Quan điểm của học thuyết này là: Con người về bản chất là không muốn làm việc, họ quan điểm rằng cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm được. Vì thế mà họ rất ít muốn làm một công việc mang tính nặng nhọc vất vả đòi hỏi tính sáng tạo kiên nhẫn.

Các nhà quản trị cần phải thường xuyên giám sát kiểm tra chặt chẽ cấp dưới và người lao động.

Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác.

Áp dụng hệ thống trật tự rõ rang và một chế độ khen thưởng hoặc trừng phạt nghiêm khắc.

Học thuyết này đã tác động phần nào đó tiêu cực tới người lao động và làm cho họ cảm thấy sợ hãi, lo lắng.

Khiến họ chấp nhận cả những việc nặng nhọc và vất vả, đơn điệu miễn là họ được trả công xứng đáng và người chủ công bằng.

Hậu quả của triết lý này sẽ tác động không tốt đến việc duy trì và phát triển nguồn nhân lực vì điều này làm người lao động bị lạm dụng sức khỏe, tổn hại thể lực, dần dần mất đi tính sáng tạo kiên nhẫn.

[message type=”warning”]Xem thêm : Khái niệm nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực[/message]

2. Học thuyết Y

Học thuyết này quan điểm rằng: Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm và tự khẳng định mình. Con người muốn tham gia vào công việc chung, con người có những khả năng tiềm ẩn rất lớn cần được khai thác và phát huy.

Nhà quản trị cần phải để cấp dưới thực hiện được một số quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc.

Cần phải có quan hệ hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới.

Những quan điểm trên sẽ tác động tích cực tới người lao động. Làm cho người lao động thấy mình có ích và quan trọng, có vai trò nhất định trong tập thể do đó họ càng có trách nhiệm.

Họ sẽ thấy cần phải tự nguyện, tự giác làm việc tận dụng khai thác tiềm năng của mình để lam việc hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.

3. Học thuyết Z

Đây là học thuyết đặc trưng theo mô hình quản trị kiểu của Nhật. Mô hình quản lý này cho rằng sự tư duy, sự thông minh không phải bằng kỹ thuật, hay công cụ quản lý hiệu quả mà bằng cách nhìn nhân văn của người quản lý đối với người bị quản lý.

Nội dung của thuyết Z được tóm tắt như sau: Năng suất đi đôi với niềm tin, phương pháp quản lý là loại bỏ lòng nghi kỵ, phải xây dựng và thúc đẩy niềm tin nhờ vào sự thẳng thắn và trung thực của những cá nhân cùng làm việc với nhau, công nhận liên đới trách nhiệm trong công việc sẽ là động lực chính để tăng năng suất lao động.

Học thuyết cho rằng sự tinh tế trong các mối quan hệ ứng xử giữa  con người với con người đem lại cho cuộc sống hiệu quả hơn, cân bằng hơn và chất lượng hơn, và tính thân mật là một trong những yếu tố quan trọng của một xã hội lành mạnh, khả năng cho và nhận trong tình bạn chân thành là cội nguồn thật sự của tình thân. Tình thân loại bỏ những hành vi vị kỷ và bất lương trong nội bộ tổ chức.

Học thuyết nêu cao tính cộng đồng, mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Mỗi người là phần không thể thiếu trong tập thể, lôi cuốn mọi người vào quá trình ra quyết định, sau khi thống nhất thì ai cũng coi là quyết định của mình, ý kiến của mình, do đó người ta có thể chống lại ý kiến của chính mình. Thuyết Z không dùng những kích thích cá nhân như trả lương theo sản phẩm, tăng lương theo năng suất lao động, không có danh hiệu cá nhân xuất sắc. Chế độ làm việc suốt đời gắn cuộc đời mình và các thế hệ sau với tổ chức là đặc điểm quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống quản lý Nhật Bản.

Các nội dung của học thuyết được cụ thể dưới các đặc điểm sau đây:

Đảm bảo đời sống và công tác lâu dài cho người lao động, tạo được bầu không khí gia đình trong tổ chức.

Đảm bảo tính công bằng đối với tất cả những người lao động có năng lực như  nhau, bình đẳng về điểm xuất phát.

Khi thăng tiến phải có từng thời điểm, theo quá trình công tác của người lao động.

Phải trải qua quá trình đảm trách công việc ở các lĩnh vực khác nhau.

Luôn biết đặt lợi ích của tổ chức lên trên lợi ích của cá nhân.

Luôn đặt niềm tin vào người lao động để tạo cho mỗi thành viên tự khẳng định vai trò vị trí của mình trong tổ chức.

Tạo cho người lao động có cùng trách nhiệm, tham gia vào việc ra các quyết định.

Sau khi nghiên cứu các học thuyết các tổ chức doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một cơ cấu và một phong cách quan điểm quản trị hiệu quả nguồn nhân lực. Cần phải vận dụng sáng tạo các học thuyết một cách linh  hoạt vào hoạt động quản lý của mình. Các doanh nghiệp kinh doanh trong nhà hàng khách sạn thì càng cần phải nghiên cứu kỹ hơn vì đặc điểm nguồn nhân lực trong nhà hàng khách sạn rất phức tạp và nó còn mang tính chất mùa vụ.

Triết lý quản trị nhân lực

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Triết lý quản trị nhân lực

  1. Pingback: Khái niệm nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?