Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn tới

kinh tế - xã hội

Mục lục

Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn tới

So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam có môi trường chính trị tương đối ổn định, đây là nền tảng cơ bản cho sự phát triển vững chắc của nước ta. Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi với xuất phát điểm thấp nhưng Việt Nam có điều kiện học hỏi từ những thành công và những thất bại của các nước đi trước. Bên cạnh đó, điều kiện tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam cũng rất phong phú và đa dạng nên rất thuận lợi cho việc phát triển hoạt động khai thác, trồng trọt và chăn nuôi qua đó tạo điều kiện cho hoạt động SX và thương mại phát triển. Cùng với việc trở thành nước có thu nhập trung bình và là nước đông dân thứ ba ở Đông – Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới). Như vậy, với quy mô dân số ngày càng lớn, thị trường Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư và là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Các hoạt động hợp tác kinh tế của Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng nên vị thế của nước ta trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Sau một thời gian gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện tốt các cam kết gia nhập và hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Như vậy, những yếu tố thuận lợi kể trên sẽ tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển. Điều này cũng đã được thể hiện rõ qua Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao”.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi đó thì Việt Nam còn có nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đó là:

– Nguồn nhân lực dồi dào với số lao động trẻ chiếm tới 70% tổng số lao động nhưng kỹ năng lao động thấp vì có tới 74.7% số người lao động chưa qua đào tạo, trong khi những ngành công nghiệp cao rất thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn. Mặt khác, ý thức, tác phong, thái độ làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật của người lao động chưa cao. Hệ thống giáo dục và đào tạo tuy đã đạt những thành tựu quan trọng, nhưng nhìn chung cơ sở vật chất vẫn nghèo nàn, thiếu phương tiện thực hành, thiếu giáo viên giỏi.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm : Bối cảnh quốc tế trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam[/message]

– Thiếu quy hoạch tổng thể dài hạn cho cả nước, cho từng vùng, tỉnh, quận, huyện. Rõ nhất là chưa có quy hoạch tổng thể về phân bố các khu công nghiệp, về phát triển kết cấu hạ tầng, các khu đô thị… Ngay cả ở thủ đô Hà Nội, theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc mở rộng các khu, cụm công nghiệp mới chỉ là những biện pháp tình thế, chưa có một quy hoạch dài hạn, nên đã có trường hợp phải chuyển đổi khu công nghiệp sang xây dựng khu đô thị mới, như khu công nghiệp Sài Đồng. Phần lớn các khu công nghiệp chỉ cốt nhanh lấp đầy diện tích mà chưa xem xét kỹ hiệu quả kinh tế của từng dự án đầu tư cũng như những tác động tiêu cực mà dự án cho thể gây ra cho môi trường. Việc thiếu quy hoạch tổng thể, dài hạn bộc lộ rõ nhất ở tình trạng không đồng bộ giữa việc xây dựng những công trình lớn trong nội đô với sự xuống cấp của hệ thống giao thông và hệ thống cấp thoát nước. Nạn ùn tắc giao thông và ngập lụt đường phố khi có mưa to đã trở thành nỗi lo thường xuyên của những người dân trong các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…[83]. Lạm phát trở thành nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế (điều này thế hiện qua chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, cụ thể quý I năm 2011 tăng 6.12%, mức tăng cao nhất so cùng kỳ ba năm trở lại đây) do nguyên nhân ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới; ở trong nước giá lương thực, thực phẩm tăng liên tục vì mất mùa do tình hình thời tiết phức tạp và nhất là quá trình tăng trưởng thời gian qua của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bơm vốn.

– Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn nhanh theo chiều hướng tiêu cực; thiên tai, dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống và sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Bên cạnh những thách thức nêu trên, muốn phát triển thì Việt Nam cũng cần phải nhanh chóng khắc phục những vấn đề còn yếu kém khác như: năng lực cạnh tranh của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn thấp và chậm nhưng chưa được cải thiện. Hai chỉ số tổng hợp đánh giá hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế là thu nhập bình quân đầu người và NSLĐ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nhiều nước trong khu vực đã bị sụt giảm tăng trưởng và thu nhập, nhưng họ đã lấy lại được những gì mất đi chỉ trong vài năm (Thái Lan, Malaixia…) và sau đó tăng nhanh hơn nước ta từ năm 2001 trở đi. Điều này làm cho mục tiêu bắt kịp về thu nhập bình quân đầu người của nước ta với các nước khác trong khu vực trở nên khó khăn hơn; Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Thực tế ở nước ta cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường tăng lên cùng quá trình tăng trưởng. Thực tế diễn ra đang bộc lộ rõ sự giằng co, thậm chí đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng nhanh, giải quyết việc làm với thu nhập và chất lượng môi trường, đồng nghĩa với thu nhập tăng lên, nhưng chất lượng sống chưa được cải thiện; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tăng lên về số lượng nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu và chất lượng kém. Mặc dù số lượng các công trình hạ tầng vận tải, điện tăng lên hàng năm, nhưng vẫn không đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của nền kinh tế điều này ảnh hưởng lớn đến việc thu hút vốn hay mở rộng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng như ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh ở các khâu sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp vì cơ sở hạ tầng yếu kém  sẽ đẩy chi phí đầu tư và chi phí kinh doanh, tức làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp [83].

Những biến động về tình hình chính trị và kinh tế thế giới kết hợp với những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam, đã khiến cho Việt Nam càng phải đối mặt  với nhiều thách thức hơn đó là:

Cán cân thương mại thâm hụt ở mức cao (trung bình nhập siêu mỗi tháng một tỷ USD) do giá các nguyên, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh, trong khi xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, do nhu cầu tiêu dùng thế giới phục hồi chậm. Vấn đề nhập siêu đang gây áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia, tác động tới tỷ giá USD/VND, đồng thời gián tiếp làm gia tăng nguy cơ lạm phát đối với nền kinh tế.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp nhập khẩu gặp khó khăn do chi phí nhập khẩu tăng; một số ngành sản xuất đang có sự liên thông với chuỗi cung ứng toàn cầu, như ngành lắp ráp ô-tô, máy tính, điện tử… sẽ bị tác động do sự đình đốn của các hãng sản xuất Nhật Bản sau thảm họa động đất sóng thần.

Thu hút đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA mặc dù chưa có tín hiệu chịu tác động rõ nét, nhưng về lâu dài sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nước phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, hạn chế đầu tư, nhất là việc Nhật Bản phải tập trung tài chính để tái thiết đất nước sau thảm họa thiên tai.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua đều giảm (năm 2010 GDP là 6.78%, năm 2011 giảm xuống với mức 5,2%); nhiều doanh nghiệp đình đốn sản xuất và khó khăn trong tiếp cận vốn; nợ xấu tăng cao; hiệu quả vốn đầu tư chưa được cải thiện nhiều; tiêu dùng giảm sút…. [1]

Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong thời gian tới nền kinh tế Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển, tuy nhiên thách thức cũng rất nhiều. Do vậy, muốn thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế và đạt được mục tiêu đến 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp thì cần thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp (mang tầm vĩ mô và vi mô).

Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn tới

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?