Bối cảnh quốc tế trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng

Bối cảnh quốc tế trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam

Những biến động về chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản… đã ảnh hưởng không nhỏ đến các nước trên thế giới khiến cho tình hình phát triển kinh tế thế giới trong giai đoan hiện nay (2008-2011) đã có những diễn biến hết sức phức tạp, cụ thể:

Một là, vấn đề lạm phát đang trở thành mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa đều tăng do ảnh hưởng từ các chương trình nới lỏng tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2010 và tình hình bất ổn chính trị tại Bắc Phi, Trung Đông. Nhiều nước ở châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua như Trung Quốc 5%, Ấn Độ 8,2%, Hàn Quốc 4,7%…[36]. Trong bối cảnh đó, thảm họa động đất, sóng thần và nguy cơ nhiễm phóng xạ từ Nhật Bản đang đẩy lạm phát có xu hướng tiếp tục tăng cao hơn tại các nước châu Á do nhu cầu nhập khẩu năng lượng, vật tư xây dựng, trong khi đó nguồn cung xuất khẩu các chi tiết công nghệ của Nhật Bản cho các ngành sản xuất hàng điện tử của châu Á giảm.

Hai là, giá cả của các mặt hàng chiến lược tăng mạnh. Điều này đã và đang đe dọa đến an ninh năng lượng và an ninh lương thực của các quốc gia. Giá dầu thô lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi (113 USD/thùng ngày 8-4-2011, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm trước), đặc biệt, giá lương thực, thực phẩm tăng cao (tăng gần 30% so với giữa năm 2010, trong đó giá ngũ cốc tăng hơn 40%), điều này dẫn đến nguy cơ khủng hoảng lương thực thế giới [36] [message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Vai trò, ý nghĩa của dịch vụ trong phát triển kinh tế – xã hội[/message]

Ba là, khủng hoảng nợ công vẫn tiếp tục phủ bóng đen lên khu vực châu Âu. Tình hình nợ công tại Hy Lạp vẫn tồi tệ khiến cơ quan xếp hạng tín dụng Moody hạ ba bậc xếp hạng tín dụng của nước này, trong khi đó Bồ Đào Nha cũng chính thức phải xin EU hỗ trợ. Khu vực châu Âu hay Mỹ và Nhật Bản cũng đang đứng trước nguy cơ bị giảm mức xếp hạng tín dụng khi nợ công lên tới mức kỷ lục: Nợ công của Mỹ đã vượt 14 nghìn tỷ USD và dự đoán sẽ còn cao hơn nưa trong thời gian tới. Nợ công của Nhật Bản trước khi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần cũng đã ở mức cao (khoảng 200% GDP).

Bốn là, thị trường tài chính quốc tế vẫn biến động phức tạp: trước những biến cố về mặt kinh tế – chính trị – xã hội và thiên tai đã khiến cho thị trường chứng khoán thế giới bị tác động mạnh. Chỉ sau một tuần xảy ra thảm họa tại Nhật Bản, chứng khoán thế giới chịu thiệt hại khoảng 1.600 tỷ USD, trong khi đó xu hướng rút vốn khỏi thị trường chứng khoán tại các nước vẫn tiếp tục diễn ra (tại các thị trường mới nổi ở châu Á, nhà đầu tư đã rút gần 25 tỷ USD trong quý I-2011 (đây là mức cao nhất kể từ quý III-2008); Thị trường trái phiếu quốc tế cũng bị tác động khi Nhật Bản phải cơ cấu lại việc nắm giữ loại tài sản này để tập trung nguồn lực tài chính tái thiết đất nước; Trên thị trường tiền tệ, đồng USD tiếp tục xu hướng giảm giá so các đồng tiền chủ chốt, ngược lại đồng ơ-rô trong quý I đầu năm 2011 lại tăng giá mạnh nhất trong lịch sử (tăng 3,5%); Thị trường bất động sản của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu tích cực và đang ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, khiến cho hơn 800 ngân hàng nước này tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn [36].

Những khó khăn về kinh tế đã và đang gây ra bức xúc trong xã hội nên đã làm phát sinh những tiêu cực khó lường, ảnh hưởng lớn tới tình hình chính trị của một số quốc gia, Chẳng hạn, những cuộc biểu tình phản đối, lật đổ chính phủ ở Bắc Phi, Trung Đông đều có nguồn gốc sâu xa từ những khó khăn về kinh tế (như ở Ai Cập, có tới 30% dân số sống dưới mức nghèo khổ, nợ nước ngoài chiếm gần 50% GDP, lạm phát tăng tới hơn 20%, 14% và 10% trong các năm 2008, 2009 và năm 2010; 2/3 trong số 80 triệu dân là ở độ tuổi lao động nhưng lại chiếm tới 90% số người thất nghiệp; khoảng cách giàu nghèo gia tăng, chất lượng cuộc không đảm bảo và có xu hướng suy giảm hơn…). Sự bất ổn về kinh tế – xã hội của những khu vực này lại diễn ra trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay nên đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình chung của thế giới.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới như vậy, nhiều nước đã phải thay đổi lại chính sách kinh tế theo hướng: chuyển mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng sang tập trung ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát…, với những biện pháp chủ yếu như: thắt chặt chính sách tiền tệ thông qua nâng lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay đưa ra các gói hỗ trợ tài chính để tăng lương cho người lao động (nhằm bù lạm phát), hỗ trợ cho người thất nghiệp để cải thiện phúc lợi xã hội hay hỗ trợ những DN trong nước..; Cơ cấu lại đầu tư công theo hướng giảm tổng chi nhưng tăng chi cho khu vực nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và an sinh xã hội cho khu vực nông thôn; Tiếp tục duy trì các chương trình trợ giá cho các mặt hàng chiến lược. Dự báo, những chính sách có tính chất thắt lưng buộc bụng và thắt chặt tiền tệ của các nước sẽ khiến cho nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn nhưng lạm phát sẽ được kiểm soát (tất nhiên chỉ trong trường hợp không gặp bất lợi từ giá dầu và giá lương thực, thực phẩm).

Bối cảnh quốc tế trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Bối cảnh quốc tế trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam

  1. Pingback: Cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam giai đoạn tới - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?