Xu hướng phát triển ngành điện tử thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Nguồn nhân lực

Mục lục

Xu hướng phát triển ngành điện tử thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ngành điện tử thế giới đã hướng vào phát triển các loại sản phẩm công nghệ cao, có độ tích hợp lớn, tăng cường các tính năng của sản phẩm đồng thời giảm kích thước, trọng lượng và giá thành. Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, sự chia nhỏ quy trình sản xuất thành các công đoạn và quốc tế hoá từng công đoạn đang diễn ra rất nhanh chóng trong nhiều ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử. Xu thế này làm biến đổi cơ cấu công nghiệp của các nước phát triển, đồng thời ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển công nghiệp của các nước đang phát triển.

Việc chia nhỏ quy trình sản xuất này sẽ dẫn tới sự xoá bỏ ranh giới giữa các vùng sản xuất. Hiệu ứng xuất khẩu sản xuất của các công ty đa quốc gia thông qua hình thức gia công đang rất phổ biến trên thế giới. Trong bối cảnh đó, ngành điện tử thế giới đang có một số xu hướng sau:

(1) – Xu hướng nâng cao giá trị sản xuất

– Tăng giá trị sản xuất theo từng mặt hàng

Đối với các sản phẩm điện tử phổ biến, giá trị sản xuất không cao nhưng số lượng sử dụng rất lớn, nên có thể đem lại tổng giá trị sản xuất khổng lồ. Ví dụ điển hình nhất là ngành điện tử Nhật Bản với hàng loạt sản phẩm từ radio- cassetts, tivi, máy ảnh điện tử số, trò chơi điện tử, máy điện thoại… được đầu tư trong nhiều năm. Các nước đi sau đang thực hiện theo xu hướng này có sự cải tiến, đổi mới công nghệ, tự động hoá sản xuất, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm điện tử mới.

Đối với các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao như các trạm viễn thông quốc tế, vũ trụ, hàng không, chế tạo thiết bị điện, điện tử và cấu kiện điện tử, máy tính lớn… Nhóm sản phẩm này có giá trị sản xuất cao nhưng số lượng sử dụng hạn chế, nên chủ yếu chỉ các nước có ngành công nghiệp điện tử phát triển như Mỹ, EU, Nga nghiên cứu sản xuất. Nhóm sản phẩm này có hàm lượng R&D chiếm khoảng 11,4% (so với 4% của toàn ngành công nghiệp chế tạo).

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Đánh giá về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam[/message]

– Giá trị sản xuất các sản phẩm điện tử loại phổ biến có xu hướng giảm ở các nước công nghiệp phát triển và tăng ở khu vực các nước đang phát triển.

Việc đầu tư công nghệ cao thực tế đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho các nước công nghiệp phát triển. Vì vậy, có một xu hướng hiện nay là các nước phát triển chuyển giao cho các nước đang phát triển sản xuất các mặt hàng có mức độ công nghệ không phức tạp và lãi suất không cao để tận dụng ưu thế nhân công rẻ và thị trường ở những nước này. Các nước phát triển nhờ đó được giải phóng để tập trung phát triển sản xuất các loại sản phẩm có hàm lượng chất chất xám cao, lợi nhuận lớn. Ngược lại, các nước có trình độ sản xuất không cao có khuynh hướng tăng giá trị sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

Đầu tư nước ngoài đồng thời cũng là chỗ dựa cho sự phát triển ban đầu của ngành công nghiệp điện tử ở mỗi nước, nhằm tạo nền móng cho phát triển sản phẩm, thị trường và chuyển dần từ lao động đơn giản sang lao động kỹ thuật…

Giai đoạn này đã kéo dài vài chục năm và vẫn diễn ra ở các nước trong khu vực. Tuy nhiên, để có thể tăng cường giá trị sản xuất, hầu hết các quốc gia đều xác định là phải đầu tư ngay từ ban đầu những lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật đẩm bảo cho phát triển sản xuất các loại sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

Ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử mới chỉ dừng lại ở mức sản xuất các mặt hàng điện tử dân dụng, có giá trị sản xuất không cao, vì thế kim ngạch xuất khẩu của ngành CNĐT Việt Nam chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường thế giới. Những mặt hàng có giá trị sản xuất cao như các thiết bị điện tử công nghiệp, điện tử y tế, thiết bị tin học, viễn thông… mớí chỉ bắt đầu tiếp cận hoặc gia công lắp ráp chứ chưa phát triển thành một ngành sản xuất thực sự.

(2) – Xu hướng phát triển sản phẩm

– Thiết bị tự thiết kế chế tạo

Mặc dù các thiết bị điện tử nhập ngoại rất đa dạng, có tính chuẩn hoá cao, đa dạng chức năng, chất lượng tốt, nhưng hầu như tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu để tự sản xuất và phát triển các thiết bị điện tử riêng mình. Tuy nhiên, do tính tập trung không cao để ổn định thị trường nên số lượng nhân bản không lớn, phân tán về đặc tính và cấu trúc sản phẩm.

Ở Việt Nam các sản phẩm tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo như tổng đài điện thoại, các thiết bị điện tử viễn thông, các thiết bị audio – video, karaoke, các thiết bị đo lường và điều khiển trong công nghiệp… cũng đã xuất hiện trên thị trường, nhưng số lượng không nhiều nên cần được duy trì và tiếp tục đầu tư để phát triển theo hướng tập trung trên cơ sở chuẩn hoá quốc gia.

– Thiết bị gia công lắp ráp theo mẫu nước ngoài

Các loại thiết bị này thường được sản xuất trong các công ty liên doanh hoặc liên kết với nước ngoài. Sản phẩm chủ yếu gồm các thiết bị nghe nhìn, các thiết bị điện tử viễn thông, máy tính, thiết bị điện tử công nghiệp… Xu hướng này có tính ổn định tạm thời, do chu kỳ sống của các sản phẩm mà đơn vị sản xuất đã được xác lập không dài và luôn luôn phải chịu sự tác động của việc xuất hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm mới. Ví dụ điển hình cho xu hướng này là việc nhiều công ty điện tử Nhật Bản, Mỹ… do có sự biến động của thị trường đã và đang chuyển các cơ sở sản xuất của mình từ Singapore sang Trung Quốc làm ảnh hưởng không nhỏ đến ngành CNĐT Singapore.

Để có thể tồn tại và phát triển ổn định lâu dài, nước sở tại cần phải tham gia vào quản lý doanh nghiệp liên doanh hoặc liên kết một cách mạnh mẽ hơn, đồng thời tăng cường tính linh động trong thiết kế, nhanh chóng nâng cấp công nghệ, thực hiện tự động hoá các dây chuyền sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đẹp, độ đồng nhất cao, năng suất cao và chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay, do nhu cầu hội nhập, với mục tiêu giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu, xu hướng nội địa hoá các sản phẩm lắp ráp theo mẫu nước ngoài đang được nhiều nước trong khu vực triển khai thực hiện.

– Thiết bị có hàm lượng chất xám cao

Hiện nay việc sản xuất các thiết bị có hàm lượng chất xám cao không còn là độc quyền chỉ riêng các nước phát triển, mà cả các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển cũng đang quan tâm đầu tư nghiên cứu thiết kế, chế tạo nhằm tạo thế chủ động của nước mình ở mọi phương diện trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.

Việt Nam cũng đang quan tâm đầu tư nghiên cứu các loại sản phẩm này. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng hệ thống thiết kế IC chuyên dụng (ASIC) cho các loại sản phẩm, tiến tới sản xuất ra các sản phẩm vi mạch theo mẫu thiết kế ở nước ngoài và tổ chức triển khai ứng dụng các mẫu này để tạo ra các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực như cách làm của Trung Quốc, thiết kế ở trong nước và thuê sản xuất tại Mỹ.

– Chế tạo linh kiện điện tử

Trong hai thập kỷ vừa qua, các nước công nghiệp phát triển đã chuyển sản xuất phụ tùng linh kiện điện tử có độ tích hợp thấp và trung bình sang các nước đang phát triển thông qua đầu tư nước ngoài để lập các cơ sở sản xuất. Các nước công nghiệp phát triển tập trung thiết kế và sản xuất các loại phụ tùng linh kiện điện tử độ tích hợp và hàm lượng chất xám cao với hai xu hướng cơ bản: (i) đầu tư để tạo ra các loại phụ tùng linh kiện cho các hệ thống thiết bị điện tử có mức độ tự động hoá cao; (ii) đầu tư để tạo ra các loại linh kiện nhằm giảm công suất tiêu thụ và tăng khả năng tác động nhanh cho các thiết bị và hệ thống thiết bị điện.

Ở các nước đang phát triển, đặc biệt các nước trong khu vực, để tìm lối đi riêng cho mình, hầu hết các doanh nghiệp điện tử đã lựa chọn con đường phát triển công nghệ ASIC, nhằm tạo ra các loại IC chuyên dụng phục vụ cho sản xuất các thiết bị nội địa hoàn chỉnh, chất lượng cao, giá thành rẻ, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường thế giới.

(3) – Xu hướng về thị trường và cạnh tranh

Thị trường điện tử thế giới từ lâu đã bị chi phối bởi các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản và một số nước EU. Các nước đi sau gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và tham gia sâu vào thị trường. Để thực hiện mục tiêu này, họ phải thông qua các tập đoàn đa quốc gia.

Xu hướng về thị trường hiện nay là toàn cầu hoá và hội nhập. Đây là quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu trên cơ sở lực lượng sản xuất cũng như trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ và sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tính chất xã hội hoá của sản xuất kinh doanh sẽ được chia nhỏ thành các công đoạn tạo nên Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain – GVC). Các công đoạn này sẽ được quốc tế hoá và quốc gia nào có khả năng tham gia vào Chuỗi giá trị toàn cầu càng lớn, thị trường càng được mở rộng và do đó càng gia tăng giá trị cho nền kinh tế.

Xác định hội nhập kinh tế toàn cầu là xu thế khách quan, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các tổ chức như; APEC, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và WTO. Đây là những điều kiện rất cơ bản để Việt Nam tận dụng được lợi thế so sánh của mình, tăng trưởng và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, cũng đặt ra không ít thách thức, nếu không nhanh chóng tìm giải pháp để khắc phục và vượt qua, nền sản xuất trong nước có thể bị thua thiệt rất lớn.

Xu hướng phát triển ngành điện tử thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?