Một số cam kết gia nhập WTO của công nghiệp điện tử Việt Nam

mua bán và sáp nhập

Mục lục

Một số cam kết gia nhập WTO của công nghiệp điện tử Việt Nam

1. Bãi bỏ các loại trợ cấp bị cấm theo quy định của WTO

Sau thời điểm ngày 01/01/2009, theo cam kết của lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam đã phải bãi bỏ trợ cấp với hàng thay thế nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu, bãi bỏ các ưu đãi về thuế thu nhập DN và các khoản vay tín dụng ưu đãi, miễn giảm tiền thuê đất.

2. Các cam kết về thuế nhập khẩu

Cam kết chung quy định giảm mức thuế nhập khẩu bình quân của sản phẩm công nghiệp từ 16,1% xuống 12,6% trong vòng 5-7 năm. Giảm thuế nhập khẩu 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin xuống 0% sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm theo Hiệp định về sản phẩm công nghệ thông tin (máy tính, thiết bị ngoại vi, thiết bị kỹ thuật số, điện thoại di động…).

Cam kết cụ thể quy định cắt giảm ngay đối với các mặt hàng đang có thuế suất cao trên 20% và 30%, trong đó gồm nhiều loại máy móc, thiết bị điện, điện tử.

3. Cam kết bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm, kiểu dáng công nghiệp.

Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những lĩnh vực được các Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hết sức quan tâm. Những vấn đề liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) là một trong những nội dung lớn trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Trong những năm đầu gia nhập WTO, quyền SHTT của Việt Nam sẽ là vấn đề có ảnh hưởng rõ nét nhất đến hoạt động kinh doanh, thương mại do những tác động trực tiếp từ các nguyên tắc, yêu cầu thực thi “luật” của WTO. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) – WTO buộc VN phải đạt được hai chuẩn mực lớn về nội dung bảo hộ (tính đầy đủ) và về hiệu lực thực thi pháp luật (tính hiệu quả) của hệ thống SHTT. Do đó, việc thực thi tốt quyền SHTT là một trong những đòi hỏi hàng đầu của WTO.

Thực hiện SHTT về kiểu dáng công nghiệp, chúng ta sẽ không còn cơ hội để sản xuất những sản phẩm điện tử có kiểu dáng tương tự các sản phẩm nổi tiếng đã ăn sâu vào tiềm thức người tiêu dùng. Đây là một trong những điểm mà ngành CNĐT Trung Quốc đã tận dụng được trong những năm trước đây khi mà khả năng thiết kế của họ còn nhiều hạn chế.

4. Cam kết mở cửa thị trường dịch vụ (viễn thông, phân phối)

Về hình thức hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến sản xuất, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì:

– Việt Nam có quyền không cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại (lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện) tại Việt Nam trước 11/1/2010;

– Nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam từ sau 11/1/2010 (với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều lệ của liên doanh);

– Nhà đầu tư nước ngoài có thể lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam 11/1/2015.

Việt Nam cam kết không hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất ở nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam (phương thức cung cấp qua biên giới).

Theo cam kết, Việt Nam không được đặt ra các điều kiện về hoạt động khắt khe hơn với nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này so với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.

Như vậy những cam kết này sẽ tạo ra luồng đầu tư mới vào hệ thống bán lẻ các sản phẩm điện tử của các nước trong WTO tại thị trường Việt Nam, và theo đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ yếu thế so với các doanh nghiệp bán lẻ của các nước.

Một số cam kết gia nhập WTO của công nghiệp điện tử Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?