Nguyên nhân về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

Thị trường dầu thô

Nguyên nhân về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng thấp của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong 30 năm qua. Việc phân định đâu là nguyên nhân khách quan đâu là nguyên nhân chủ quan đôi lúc gặp nhiều khó khăn bởi tính bất định của môi trường kinh tế thế giới cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhìn chung, có năm nguyên nhân căn bản sau mà luận án phát hiện được:

Một là, trong một thời gian dài công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển thiếu quy hoạch thống nhất. Cơ chế chính sách bất hợp lý, chưa có sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Nhà nước, và đặc biệt là chưa được đầu tư tương xứng với vai trò là ngành công nghiệp mũi nhọn.

Trong quá trình hình thành và phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam được đặt dưới sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau, cơ quan chủ quản lại thay đổi trong từng giai đoạn, hết tách ra lại nhập vào nên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển.

Một số chính sách như chính sách thuế nhập khẩu, nội địa hoá… chưa hợp lý trong một thời gian dài nên không khuyến khích sản xuất.

Hai là, CNHT chậm phát triển, không đáp ứng được nhu cầu của lắp ráp

Phần lớn các loại vật tư, nguyên liệu, linh phụ kiện đều phải nhập khẩu và dẫn đến các tính trạng: (i) phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài; (ii) chi phí trung gian cao, VA thấp làm giảm sức cạnh tranh; (iii) nhập siêu của ngành và cả nền kinh tế ngày càng tăng…

Ba là, các doanh nghiệp phát triển manh mún, đơn lẻ, quy mô nhỏ và thiếu sự liên kết, hợp tác với nhau trong định hướng phát triển chung.

Thể chế, văn hóa và sự phát triển kinh tế là ba yếu tố quyết định vận mệnh của mỗi quốc gia. Quá độ về thể chế tất yếu kéo theo quá độ về kinh tế, vì vậy tính tự phát, sự manh mún, sự thiếu gắn kết ở mức độ nhất định của nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành công nghiệp điện tử nói riêng là không thể tránh. Điều đáng bàn ở đây là tính thời gian của “giai đoạn tự phát, manh mún, thiếu gắn kết”. Để vượt qua nó, các doanh nghiệp phải làm gì, cần gì từ sự can thiệp của Chính phủ. Về phần mình, Chính phủ hiểu gì về doanh nghiệp, nhận thức thế nào về sứ mệnh của mình trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu để hỗ trợ doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất nhưng phù hợp với các cam kết hội nhập.

Chúng ta không thể xây dựng “doanh nghiệp Thánh gióng” theo truyền thuyết từ một cơ cấu “hàng xén” như hiện nay. Có lẽ sự gắn kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp theo nhiều hình thức (liên kết theo quy trình công nghệ, liên kết theo chi tiết sản phẩm, liên kết tài chính, nhân lực…) là con đường có tính quyết định chiến lược “Thánh gióng hóa” các doanh nghiệp điện tử Việt Nam để tiến xa hơn vào thị trường Thế giới.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Đánh giá về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam[/message]

Bốn là, nguồn nhân lực có trình độ cao rất hạn chế, phản ánh ở cả ba khía cạnh:

(i) Số lượng kỹ sư có trình độ cao về lĩnh vực nghiên cứu và thiết kế sản phẩm rất ít so với điều kiện cần để có được một ngành công nghiệp điện tử phát triển ngang tầm khu vực;

(ii) Kỹ sư và công nhân kỹ thuật thực hành ở nhiều công đoạn còn thiếu nhiều và chưa đạt chuẩn để phát triển các sản phẩm điện tử siêu vi;

(iii) Thiếu các nhà quản trị có kinh nghiệm.

Năm là, thiếu tính chiến lược cho việc lựa chọn dòng sản phẩm và công nghệ từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Chúng ta đã kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài với những chính sách ưu đãi cần thiết mà quên mất bài toán chiến lược về sự lựa chọn dòng sản phẩm và công nghệ phù hợp trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và xu hướng phát triển ngành công nghiệp điện tử trong khu vực và thế giới. Nhiều công ty nước ngoài chỉ đầu tư lắp ráp sản phẩm điện tử dân dụng với công nghệ không cao và vốn đầu tư không lớn bán ở thị trường trong nước. Vì không có những điều kiện ràng buộc và những chế tài cần thiết nên các doanh nghiệp liên doanh hầu như không xuất khẩu hoặc tỉ lệ xuất khẩu rất nhỏ và họ cũng không lôi kéo được các nhà sản xuất phụ tùng linh kiện hoặc công nghiệp phụ trợ.

Nguyên nhân về chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?