Xu hướng hợp tác tác về khoa học và công nghệ

Xu hướng hợp tác tác về khoa học và công nghệ

Hội nhập quốc tế đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày một gia tăng. Đây là quá trình tìm kiếm lợi ích trong khuôn khổ hợp tác và cạnh tranh. Trong quá trình đó, bên cạnh những lợi thế có được do mở rộng quan hệ, tiếp thu kinh nghiệm, tìm kiếm đối tác, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước tiên tiến và các tổ chức quốc tế, các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) cũng gặp không ít khó khăn, thách thức về thị trường, vốn, trình độ quản lý, trình độ khoa học và công nghệ, buộc phải nhanh chóng đổi mới một cách toàn diện cả về phương thức lãnh đạo, quản lý, xây dựng định hướng, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội để rút ngắn khoảng cách phát triển. Nhận thức được tính tất yếu hội nhập quốc tế đối với công cuộc phát triển đất nước, hầu hết các quốc gia đều tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Trong bối cảnh đó, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đã trở thành một yếu tố không thể thiếu trong chính sách đối ngoại và chính sách phát triển khoa học và công nghệ của mỗi nước và là một thành tố quan trọng trong hội nhập KTQT, một trào lưu phát triển, một hình thức quan hệ giữa các đối tác trên thế giới. Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ được thể hiện theo 3 hình thức chủ yếu sau:

– Phối hợp hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn cầu hoặc trong khu vực, theo nguyên tắc phát huy ưu thế từng nước và hợp lý hoá để đem lại hiệu quả cao nhất;

– Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ toàn cầu hoặc trong khu vực, sử dụng những phương thức tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ theo nguyên tắc mở, trong đó các nước tham gia phải tuân thủ các quy chế, thể thức, tiêu chuẩn chung;

– Thường xuyên trao đổi, hợp tác khoa học và công nghệ theo các chuẩn mực chung của thế giới, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cùng đóng góp nguồn lực và chia sẻ lợi ích theo các cam kết cùng thoả thuận.

Ngày nay, quan hệ quốc tế về khoa học và công nghệ vừa mang tính hợp tác vừa mang tính cạnh tranh, nên về thực chất hợp tác quốc tế chính là một biểu hiện của hội nhập quốc tế, nhằm vào những mục tiêu như: Phát triển khoa học và công nghệ: Điều này đòi hỏi các quốc gia, các tổ chức, cá nhân hợp tác, liên kết để tiến hành các nghiên cứu chung nhằm huy động thêm nguồn lực, rút ngắn thời gian, giảm chi phí; Tăng cường vai trò, ảnh hưởng: Các tổ chức quốc tế và khu vực thực hiện chính sách hợp tác khoa học và công nghệ không chỉ để giúp các nước đang phát triển mà còn thông qua đó để tăng cường vai trò, ảnh hưởng của mình; Mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận: Các nước phát triển, các công ty xuyên quốc gia mở rộng hợp tác để duy trì, nâng cao vị trí độc quyền của mình, để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường và tăng lợi nhuận; Nâng cao khả năng cạnh tranh: Các nhà đầu tư nước ngoài phải đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, công nhân lành nghề và chuyển giao công nghệ cho nước sở tại. Các nước đang phát triển phải chuẩn bị nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nghiên cứu và đào tạo, hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin – viễn thông, điều chỉnh các quy định pháp lý… để theo đuổi mục tiêu này.

Xu hướng thiết lập các hình thức liên kết hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ đang trở nên phổ biến với sự tham gia của nhiều công ty, nhiều nước trong các lĩnh vực như thiết bị điện, tin học và viễn thông, hoá chất, thiết bị giao thông vận tải, hải dương, môi trường và các lĩnh vực công nghệ cao khác… Sự hợp tác nói trên thường được đánh giá qua các chỉ số chủ yếu như: mức tăng trưởng của các luồng vào và ra của đầu tư trực tiếp nước ngoài; Số lượng phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu và phát triển do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh ngày càng tăng; Việc sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa một số công ty lớn có quy mô hoạt động quốc tế trong thời gian qua khẳng định xu thế tăng cường hợp tác và quốc tế hoá trong lĩnh vực sản xuất; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đối với các nước đang phát triển, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là một động lực thúc đẩy các hoạt động khoa học và công nghệ trong nước nhằm khai thác có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, thu hút nguồn lực và công nghệ nước ngoài để nâng cao và phát triển trình độ KH&CN trong nước, góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và từng bước hội nhập vào nền kinh tế tri thức của thế giới.

Ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020 với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước mạnh trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ vào năm 2020 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và công nghệ với khu vực và thế giới. Đây cũng là một căn cứ cơ bản cho việc triển khai Hợp tác khoa học và công nghệ của thành phố Hải Phòng.

Xu hướng hợp tác tác về khoa học và công nghệ

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Xu hướng hợp tác tác về khoa học và công nghệ

  1. Pingback: Khái niệm về đào tạo nghề - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?