Khái niệm về đào tạo nghề
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới đang tồn tại nhiều định nghĩa về đào tạo nghề (dạy nghề). Sau đây là một số định nghĩa mà các nhà nghiên cứu giáo dục đưa ra:
– Dưới hình thức đào tạo nghề tại cơ sở sản xuất, William Mc.Gehee (1979) định nghĩa: ĐTN là những quy trình mà các công ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập có kết quả các hành vi đóng góp vào mục đích và các mục tiêu của công ty;
– Max Forter (1979) đưa ra khái niệm là đào tạo nghề phải đáp ứng hoàn thành 4 điều kiện:
+ Gợi ra những giải pháp ở người học;
+ Phát triển tri thức, kỹ năng và thái độ;
+ Tạo ra sự thay đổi trong hành vi;
+ Đạt được những mục tiêu chuyên biệt;
– Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: ĐTN là cung cấp cho người học những kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc nghề nghiệp được giao.
– Theo Điều 5 Luật dạy nghề: dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.
Như vậy, theo tác giả đào tạo nghề là quá trình trang bị cho người học một cách có hệ thống về kiến thức, kỹ năng kỹ xảo và thái độ nghề nghiệp đối với công việc hiện tại và trong tương lai. ĐTN bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau là dạy nghề và học nghề. Dạy nghề là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp. Học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định;
Khái niệm về đào tạo nghề
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Vai trò của đào tạo nghề trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội – Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ