Mục lục
Vai trò của thị trường mua bán nợ xấu
Thị trường mua bán nợ xấu thực hiện các vai trò chủ yếu sau đây:
Vai trò góp phần lành mạnh hóa tài chính cho doanh nghiệp, tạo thêm một nguồn lực vốn hỗ trợ tái cấu trúc, từ đó tạo công ăn việc làm và sự ổn định kinh tế, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
Thị trường mua bán nợ xấu góp phần quan trọng vào đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Về lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy, hoạt động mua bán nợ xấu đang được xem là một lối thoát của các doanh nghiệp (gồm cả DNNN) đang gặp phải nhiều khó khăn về tài chính trong sản xuất kinh doanh hiện nay. Nếu không có công ty nào tham gia vào việc mua các khoản nợ xấu đó thì các công ty sẽ lâm vào sản xuất kinh doanh cầm chừng, hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, thậm chí chờ phá sản.
Mối liên hệ vay – cho vay đã hình thành sợi dây công nợ giữa doanh nghiệp và ngân hàng nên khi nợ xấu xảy ra, ngay lập tức nó tác động tiêu cực cho cả doanh nghiệp vay, ngân hàng cho vay và khi tích tụ tới quy mô lớn và mang tính hệ thống, nó tàn phá cả hệ thống tài chính ngân hàng và nền kinh tế. Có nhiều giải pháp cho xử lý nợ xấu, ở cả tầm quy mô quốc gia hay ở cấp độ đơn lẻ từng đơn vị, như xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ, cơ cấu lại nợ, chứng khoán hóa nợ. Trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp (DN) để xử lý nợ xấu là một biện pháp thường được áp dụng và mang lại nhiều điểm tích cực.
Vì vậy, thị trường mua bán nợ xấu sẽ giúp khai thông dòng vốn, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Giải quyết nợ xấu cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn lực tài chính mới phục vụ cho việc tái cơ cấu hoạt động, thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp, từng bước cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự tham gia của các nhà đầu tư mới cũng cho phép doanh nghiệp có thể tiếp cận các mô hình quản trị mới, thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, cơ cấu sản phẩm, tạo cơ hội cho việc tham gia vào các thị trường mới thay vì các thị trường cũ.
Vai trò huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Sự hoạt động của thị trường mua bán nợ xấu tạo ra một cơ chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới. Chức năng này được thực hiện khi công ty bán nợ xấu và doanh nghiệp khác mua nợ xấu. Nhờ vào sự hoạt động của thị trường mà doanh nghiệp có thể tiếp tục huy động được một số lượng lớn vốn cho hoạt động SXKD thay vì việc tạm dừng sản xuất do thiếu vốn. Khi mua lại nợ xấu, số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư đã được đưa vào hoạt động SXKD và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm thị trường mua bán nợ[/message]Trong quá trình này, thị trường mua bán nợ xấu đã có những tác động quan trọng trong việc đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế quốc dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp.
Vai trò cung cấp khả năng thanh khoản
Thị trường nợ xấu là nơi các khoản nợ xấu được mua bán, trao đổi, bởi vậy nhờ vào thị trường mua bán nợ xấu các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các khoản nợ xấu thành tiền hoặc các loại chứng khoán khác có mức thanh khoản tốt hơn. Khi các tổ chức tín dụng bán lại được khoản nợ được coi là xấu thì họ có điều kiện tiếp tục thực hiện chức năng trung gian tài chính cho nền kinh tế, tránh được việc đóng băng tín dụng. Các doanh nghiệp thuộc diện có nợ xấu cũng có cơ hội được cung cấp dòng vốn mới nhằm tiếp tục thực hiện hoạt động SXKD của mình. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các doanh nghiệp, nhất là các ngân hàng là chức năng quan trọng đảm bảo cho thị trường mua bán nợ xấu hoạt động một cách năng động và có hiệu quả.
Ngoài chức năng như thị trường nợ thông thường thì thị trường nợ xấu có thể coi như là phương tiện giúp cho việc xử lý sản phẩm xấu tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh trở nên trong sạch, thông thoáng hơn.
Vai trò giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Thông qua thị trường mua bán nợ xấu, Chính phủ có thể mua và bán các khoản nợ xấu của các DNNN (khách nợ của TCTD) để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách, phục vụ cho các mục tiêu quản lý kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào thị trường mua bán nợ xấu nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối với nền kinh tế. Tổ chức tốt tạo điều kiện cho thị trường mua bán nợ xấu phát huy được chức năng của nó sẽ làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng thị trường mua bán nợ xấu cũng ẩn chứa những khuyết tật, nó mang tính chất rủi ro rất cao. Vì thế, nếu như thị trường không được tổ chức tốt, sự vận hành của nó không được bảo đảm bằng một khung pháp lý đủ hiệu lực và một bộ máy điều hành có năng lực thì thị trường mua bán nợ xấu có thể rơi vào tình trạng trục trặc, rối loạn, từ đó gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ đe doạ sự ổn định, phát triển của nền kinh tế.
Vai trò của thị trường mua bán nợ xấu
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT