Tuân thủ thuế là gì? Khái niệm tuân thủ thuế
Để tiếp cận khái niệm tuân thủ thuế, trước hết cần bắt đầu từ khái niệm tuân thủ. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa tuân thủ là “Giữ và làm đúng theo điều đã quy định” [35]. Từ tuân thủ trong tiếng Anh là “compliance” được định nghĩa là “Conforming to a rule, such as a specification, policy, standard or law”. Nghĩa là “Làm theo một quy tắc, một nguyên tắc, một quy định, chẳng hạn như một quy định, một chính sách, một chuẩn mực hoặc một luật lệ” [49].
Như vậy, có thể hiểu, tuân thủ thuế là việc thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật thuế. Tuân thủ thuế là hành vi bắt buộc đối với nhiều chủ thể khác nhau như cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế. Trong đó, sự tuân thủ thuế của người nộp thuếluôn là một vấn đề được quan tâm nhiều nhất.
Tuân thủ thuế của người nộp thuế thể hiện ở việc chấp hành đầy đủ, kịp thời và đúng đắn các quy định của pháp luật thuế, cụ thể là việc chấp hành các tiêu chí thời gian, mức độ chính xác trung thực và đầy đủ của các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ khác về thuế của NNT.
Như vậy, tuân thủ thuế của người nộp thuế là việc người nộp thuế chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trong các khâu trên đều dẫn đến sự không tuân thủ ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, như thế nào là “làm đúng theo luật định” nếu như có cách hiểu, cách diễn đạt pháp luật thuế khác nhau giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế? Theo Hướng dẫn thực hành của tổ chức OECD về đo lường mức độ tuân thủ (2001), có một câu hỏi đã được đặt ra: “Mức độ tuân thủ được định nghĩa như thế nào – đó có phải là sự tuân thủ theo cách diễn giải luật thuế và cách áp dụng luật của CQT hay cách hiểu của người nộp thuế? Hay khái niệm này được định nghĩa theo một cách trung lập hơn?”. CQT thường coi cách diễn đạt luật thuế của người nộp thuế khác với cách diễn giải của họ là một bằng chứng của việc không tuân thủ, mà không tính đến rằng thực tế luật thuế – như thường thấy ở các nước đang phát triển – có thể thiếu tính thống nhất và minh bạch, hoặc trong luật có những quy định chưa rõ ràng và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Mặc dù cách định nghĩa mức độ tuân thủ (hay không tuân thủ) vẫn còn được tranh cãi nhiều nhưng những nguyên nhân của sự không tuân thủ và những lý do dẫn đến thất thoát nguồn thu lại tương đối rõ ràng về mặt lý thuyết.
Trốn thuế là biểu hiện quan trọng nhất của sự không tuân thủ. Những biểu hiện hành vi này của người nộp thuế lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố có liên quan lẫn nhau, cả yếu tố thuộc về cơ quan thuế (tính hiệu quả của quản lý thuế, tính liêm chính và năng lực của công chức thuế…) lẫn yếu tố ngoài CQT (trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công, tham nhũng, quy mô của nền kinh tế phi chính thức…).
Tránh thuế cũng làm giảm nghĩa vụ thuế của NNT, nhưng tránh thuế không phải là hành vi vi phạm pháp luật thuế. Do vậy, có thể nói, tránh thuế không thuộc phạm trù không tuân thủ thuế.
Như vậy, về mặt lý thuyết, việc trốn thuế và tránh thuế là khác nhau nhưng cả hai đều dẫn tới thất thoát nguồn thu, khiến hệ thống thuế trở nên kém công bằng và làm bóp méo sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường. Những NNT bị coi là trốn thuế khi họ sử dụng những cách thức phi pháp để không phải nộp đầy đủ nghĩa vụ thuế của mình. Họ sẽ không kê khai, hoặc khai thiếu thu nhập, doanh thu hay tài sản của mình, trong khi lại khai quá lên những khoản chi phí được trừ hay những khoản được giảm trừ. Còn trong việc tránh thuế, người nộp thuế thường lợi dụng những khe hở của pháp luật thuế để tối thiểu hóa số thuế phải nộp.
Tuy vậy, trong thực tế có một số trường hợp rất khó phân định rạch ròi giữa hành vi trốn thuế và tránh thuế. Đó chính là trường hợp quy định pháp luật thuế không rõ ràng có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong những trường hợp này nếu theo cách hiểu của người nộp thuế là không vi phạm nhưng theo cách hiểu của cơ quan thuế là vi phạm pháp luật.
Việc không tuân thủ thuế gây thất thoát nguồn thu có tác hại nghiêm trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó tạo thêm nhiều khó khăn cho nền tài chính của các quốc gia và thiếu hụt nguồn tài lực để các quốc gia đó có thể đạt được các mục tiêu phát triển. Bên cạnh việc mất nguồn thu, hệ thống thuế có nguy cơ trở nên bị bóp méo nhiều hơn nữa, làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Ngược lại, nếu mức độ tuân thủ của NNT cao, làm giảm thất thoát sẽ có tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả quản lý thu của hệ thống thuế. Nó cho phép một quốc gia có thể thu được một số thuế nhất định mà không cần phải thường xuyên thay đổi chính sách thuế. Một chính sách thuế tương đối ổn định và toàn diện với mức thuế suất thấp sẽ góp phần tăng hiệu quả và hiệu suất trong hoạt động của CQT.
Tóm lại, có thể hiểu tuân thủ thuế của người nộp thuế là việc người nộp thuế chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về thuế theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế và tuân thủ các yêu cầu khác về quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Bạn đang tìm dịch vụ kế toán thuế trọn gói, xem ngay tại đây
Tuân thủ thuế là gì? Khái niệm tuân thủ thuế
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Phân loại tuân thủ thuế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Các tiêu chí đánh giá tính tuân thủ thuế của người nộp thuế - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Australia - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ
Pingback: Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Singapore - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Hoa Kỳ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở các quốc gia trong Hiệp hội nghiên cứu và quản lý thuế châu Á - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Các bài học nâng cao tính tuân thủ thuế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Pingback: Thực trạng chính sách, pháp luật thuế và tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ