Khó khăn và thách thức của các ngân hàng trong quá trình triển khai Basel II

Chính sách tỷ giá

Mục lục

Khó khăn và thách thức của các ngân hàng trong quá trình triển khai Basel II

E&Y (2003), KPMG (2004), Gottschalk R và Jones S (2006) cho rằng khó khăn chính cho các quốc gia khi triển khai Basel II, bao gồm: chất lượng nguồn dữ liệu; hiệu quả của công tác phân loại tài sản có rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tín dụng; trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ; tính đầy đủ của nguồn lực (hạ tầng công nghệ, tài chính, con người); công tác đào tạo; chi phí thực hiện; cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý; đội ngũ chuyên gia và yêu cầu về công bố thông tin. Trong đó, cơ chế chính sách, các quy định của cơ quan quản lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình hướng
dẫn, định hướng thực hiện Basel II cho các ngân hàng trong hệ thống.

Trong quá trình triển khai thực hiện Basel II thời gian qua, 10 ngân hàng thí điểm Basel II tại Việt Nam cũng đối mặt với một số khó khăn, thách thức khách quan và chủ quan, cụ thể như sau:

Thứ nhất, các quy định trong Hiệp ước Basel rất phức tạp, cần có sự điều chỉnh để phù hợp với Việt N m và có tính khuyến khích các ngân hàng tiến tới phương pháp nâng cao cơ bản.

Các quy định trong Hiệp ước Basel rất phức tạp, được thiết kế và xây dựng dựa trên kinh nghiệm phát triển và cơ sở hạ tầng của các thị trường tài chính phát triển. Do đó, để triển khai thành công Basel II tại Việt Nam cần phải có sự điều chỉnh về nội dung và lộ trình phù hợp. Theo Entrofine (2014), có 60 đoạn (paragraphs) trong yêu cầu của Ủy ban Basel về tính vốn theo phương pháp tiêu chuẩn đòi hỏi NHNN phải có sự điều chỉnh để phù hợp với đặc thù của Việt Nam (ví dụ: hệ số rủi ro tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong nước, đối với doanh nghiệp theo doanh thu và tỷ lệ đòn bẩy, quy mô khoản phải đòi bán lẻ,…). Theo FSI (2013), việc áp dụng các quy định tại Hiệp ước vốn Basel II ở các nước không giống nhau, đòi hỏi cơ quan quản lý phải có những nghiên cứu cụ thể, cẩn trọng để xây dựng lộ trình phù hợp. Việc áp dụng hệ số rủi ro đối với các khoản phải đòi ngoài mục đích phản ánh đúng mức độ rủi ro của khoản cấp tín dụng còn phải nhằm khuyến khích các ngân hàng sử dụng mô hình đo lường rủi ro nội bộ (có thể đưa ra hệ số rủi ro thấp hơn) khi tính toán vốn yêu cầu theo phương pháp nâng cao cơ bản (FIRB) trong thời gian tới.

Thứ hai, khó khăn trong việc thay đổi nhận thức của người quản lý, người điều hành và tập quán quản trị rủi ro, quản lý vốn, tính tóan tỷ lệ CAR của các ngân hàng.

Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam mới đang bước đầu xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế với mô hình 3 tuyến bảo vệ. Triển khai Basel II đòi hỏi ngân hàng thực hiện quản lý vốn phù hợp với mức độ rủi ro (bao gồm việc xác định vốn mục tiêu, vốn kinh tế) và gắn với khẩu vị rủi ro, chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng. Do đó, việc triển khai Basel II có thể làm thay đổi cách thức xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh của ngân hàng khi các quyết định kinh doanh phải dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro và năng lực tài chính để bù đắp rủi ro. Quá trình thay đổi diễn ra ở tất cả các đơn vị, bộ phận của ngân hàng từ bộ phận kinh doanh, bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kế toán tài chính (phụ trách số liệu tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn), bộ phận IT, nhân sự của ngân hàng đến sự tham gia của lãnh đạo cấp cao. Trên thực tế, cần có giai đoạn chuyển đổi để thay đổi nhận thức của ban lãnh đạo, xây dựng văn hóa kiểm soát, tập quán quản trị rủi ro của các ngân hàng. FSI (2013) cho rằng đội ngũ nhân sự tại mỗi quốc gia phải có trình độ, chuyên nghiệp thông qua quá trình học hỏi, tự đào tạo, rút kinh nghiệm lâu dài vì không có một sổ tay hay tài liệu đầy đủ nào hướng dẫn triển khai Basel II cho từng quốc gia cụ thể. Việc đào tạo cho nhân viên của các phòng, ban, bộ phận trong ngân hàng phải diễn ra thường xuyên gắn với nhu cầu công việc và đáp ứng yêu cầu đề ra của Ủy ban Basel; công tác tuyên truyền, phổ biến Basel II và việc xây dựng tài liệu hướng dẫn nội bộ để chia sẻ kiến thức cũng cần được chú trọng.

Thứ ba, khoảng cách chênh lệch tổng thể về quản trị, điều hành và kiểm soát của các ngân hàng đối vớ các yêu cầu của Basel II còn tương đối lớn, đòi hỏi các ngân hàng phải nỗ lực để thu hẹp khoảng cách nhằm triển kh Basel II theo đúng lộ trình đã được phê duyệt.

Entrofine (2014) cho rằng chênh lệch tổng thể hiện tại trung bình khoảng từ 60% – 70%; có nghĩa là các ngân hàng ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng được từ 30% – 40% yêu cầu của Ủy ban Basel. Cụ thể, đối với trụ cột I:

+ Đối với rủi ro tín dụng, các ngân hàng chưa phân loại nợ theo nhóm khách hàng như quy định của Ủy ban Basel, chưa phân loại và quản lý tài sản đảm bảo phù hợp và đầy đủ, thiếu hụt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Một số ngân hàng đã xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ (PD) cho danh mục khách hàng; tuy nhiên các ngân hàng đều chưa xây dựng được mô hình rủi ro tín dụng như LGD (tỷ lệ tổn thất tại thời điểm khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ), EAD (dư nợ tại thời điểm khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ), và chưa tính M (kỳ hạn thực tế).

+ Đối với rủi ro thị trường, các ngân hàng đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro thị trường, xác định các loại rủi ro thị trường trên sổ kinh doanh (trading book), xác định khẩu vị rủi ro thị trường, ban hành khung hạn mức rủi ro thị trường… Các ngân hàng đã bước đầu đo lường VaR nhưng chưa thực hiện tính toán vốn cho rủi ro thị trường, chưa kiểm định hồi tối VaR; chưa tính rủi ro thị trường cụ thể và rủi ro thị trường chung; việc tính toán giá trị giao dịch theo mô hình giá (mark to model) còn hạn chế.

+ Đối với rủi ro hoạt động, các ngân hàng chỉ đáp ứng được phần nhỏ yêu cầu của Basel II về tính vốn yêu cầu và quản lý rủi ro hoạt động. Về cơ bản, các ngân hàng đã có cơ cấu quản trị, tổ chức bộ máy để quản lý rủi ro hoạt động. Tuy nhiên, việc phân loại và thu thập dữ liệu tổn thất theo các nhóm sự kiện tổn thất, phương pháp đo lường rủi ro hoạt động, lập kế hoạch dự phòng và thực hiện hoạt động thuê ngoài nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động chưa được xây dựng, triển khai đồng bộ tại nhiều ngân hàng. Thực trạng quản lý rủi ro hoạt động trong việc ứng dụng công nghệ, quy trình tự động tại một số ngân hàng còn nhiều bất cập.

Tương tự trụ cột I, đối với trụ cột II, đa số các ngân hàng mới đáp ứng được phần nhỏ yêu cầu của Basel II đối với trụ cột II (về quy trình đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ – ICCAP). Các ngân hàng: (i) chưa thực hiện xác định vốn mục tiêu (bao gồm việc tính toán vốn kinh tế) dựa trên rủi ro (bao gồm các rủi ro khác trên trụ cột II như rủi ro tập trung, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng,…); (ii) chưa kiểm tra sức chịu đựng về vốn theo các kịch bản hoạt động bình thường (business as usual scenario) và kịch bản có diễn biến bất lợi (stress scenario) để tính toán vốn bổ sung (buffer) hoặc điều chỉnh vốn mục tiêu, khẩu vị rủi ro; (iii) chưa lập kế hoạch vốn (xác định nguồn tăng vốn dự kiến và phân bổ vốn mục tiêu cho hoạt động kinh doanh) và (iv) chưa giám sát, có báo cáo nội bộ về mức đủ vốn.

Đối với trụ cột III, hiện nay, các ngân hàng đang chấp hành các quy định về công bố thông tin, chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư 35/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 quy định chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các TCTD, chi nhánh NHNNg và các công văn yêu cầu riêng biệt khác của NHNN (CQTTGSNH). Do đó, các ngân hàng thí điểm Basel II vẫn còn khoảng cách rất lớn đối với yêu cầu của Basel II đối với trụ cột III (bao gồm công bố thông tin định tính, định lượng về mức đủ vốn, công bố mức độ rủi ro và kỹ thuật đo lường rủi ro, công bố quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn, công bố tiêu chí xác định mức độ trọng yếu,…). Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ cần nỗ lực để tuân thủ trụ cột III trong Basel II khi có quy định mới từ NHNN.

Thứ tư, sự thiếu hụt cơ sở dữ liệu và thực trạng hạ tầng công nghệ thông t n là một th ch thức không nhỏ trong việc triển khai Basel II tạ c c ngân hàng ở Việt Nam.

Để triển khai đầy đủ và thành công dự án Basel II, yêu cầu về tính hiện đại, phù hợp và tích hợp của công nghệ thông tin là hết sức cần thiết. Ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu đáng tin cậy, chính xác và có chất lượng. Yêu cầu này cần phải được đáp ứng ngay từ khi ngân hàng bắt đầu đi vào thực hiện dự án nhằm đáp ứng được các yêu cầu thu thập, làm sạch, làm giàu và phân tích dữ liệu, thu hẹp khoảng cách, khớp nối và đối chiếu dữ liệu đưa vào hệ thống, đồng thời phải đáp ứng được việc chuẩn hoá dữ liệu, thiết kế quy trình, mức độ linh hoạt trong hệ thống để có khả năng chỉnh sửa, nâng cấp lên Basel III ở thời điểm cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay đều chưa đáp ứng được yêu cầu về “độ dày” dữ liệu (tối thiểu là 5 năm) và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin còn yếu.

Theo Entrofine (2014), để thực hiện Basel II, các ngân hàng cần có tối thiểu 635 trường dữ liệu (data fields) về thông tin khách hàng, các khoản phải đòi theo nhóm khách hàng, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng, giao dịch với đối tác, các biện pháp giảm thiểu rủi ro (Risk Mitigation Techniques), trích lập dự phòng, các giao dịch trên sổ kinh doanh. Quan sát của Entrofine (2014) cũng cho thấy chênh lệch về cơ sở dữ liệu trung bình của các ngân hàng ở Việt Nam so với yêu cầu của Ủy ban Basel là 65%. Để đáp ứng yêu cầu này, các ngân hàng cần thời gian (2 – 3 năm) để làm giàu cơ sở dữ liệu, thu thập những trường dữ liệu còn thiếu thông qua việc sửa đổi quy định nội bộ và kết nối với CIC; từ đó xây dựng kho dữ liệu (data warehouse) phục vụ quản trị rủi ro và triển khai Basel II.

Thứ năm, tỷ lệ CAR tính the phương pháp tiiêu chuẩn của Basel II giảm (25% – 30%) so vớ cách tính của Thông tư 36, tạo áp lực du trì tỷ lệ CAR the qu định của NHNN trong ngắn và trung hạn.

Tính theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II (thực hiện QIS theo dự thảo Thông tư 41), tổng tài sản có rủi ro (RWA) của 10 ngân hàng thí điểm Basel II tăng hơn 50,8% so với cách tính của Thông tư 36. Trong khi tổng vốn cấp 1 và cấp 2 của các ngân hàng không có thay đổi lớn khi tính theo phương pháp mới, việc tài sản có rủi ro tăng mạnh dẫn đến tỷ lệ CAR của các ngân hàng thí điểm Basel II giảm khoảng 25% – 30% so với tỷ lệ CAR tính theo Thông tư 36. Một số nguyên nhân dẫn đến RWA của các ngân hàng tăng mạnh khi tính theo phương pháp mới là:

+ Các ngân hàng chư sử dụng hiệu quả các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (RMT) để điều chỉnh giảm giá trị khoản phải đòi trên sổ ngân hàng (tài sản đảm bảo tài chính có tính thanh khoản cao, bù trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba, sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tín dụng). Để đủ điều kiện thực hiện các RMT, ngân hàng phải đáp ứng các nguyên tắc, quy định tương đối chặt chẽ (đảm bảo tính pháp lý của tài sản đảm bảo, tính hợp pháp của hồ sơ, thời hạn còn lại của các biện pháp RMT,…).

+ Việc trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với tổng tà sản có rủ r không có tác động lớn. Các ngân hàng được trừ khoản trích lập dự phòng rủi ro cụ thể trước khi áp dụng trọng số rủi ro để tính tài sản có rủi ro tín dụng của khoản phải đòi. Tuy nhiên, RWA của các ngân hàng cũng không giảm nhiều khi ngân hàng được trừ đi khoản trích lập dự phòng rủi ro cụ thể. Một trong những lý giải cho việc này có thể là do ngân hàng hiện chưa thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định hoặc/và tỷ trọng RWA cho khoản nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 1% – 2%) trong tổng số RWA cho rủi ro tín dụng của các ngân hàng.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Tình hình ứng dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam[/message]

+ Các ngân hàng phải tính thêm rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng đối tác (phát sinh với các giao dịch diễn ra trên sổ kinh doanh của ngân hàng) dẫn đến RWA cho rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng đối tác chỉ chiếm khoảng từ 7% đến 8% tổng RWA của ngân hàng.

+ Trọng số rủi ro (RW) ch các khoản phả đòi (đặc biệt đối với rủi ro tín dụng) cao hơn so với Thông tư 36. Trong cơ cấu tổng RWA của ngân hàng, RWA cho rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất, đạt trung bình khoảng từ 86% – 93%. Do đó, khi RW của các khoản phải đòi (đối với rủi ro tín dụng) trong phương pháp mới cao hơn so với quy định tại Thông tư 36, tổng RWA của ngân hàng tăng mạnh. Nhóm khoản phải đòi chịu rủi ro tín dụng có hệ số rủi ro 50% và 100% theo Thông tư 36 sẽ được phân loại thành từng nhóm khoản phải đòi có hệ số rủi ro cao hơn theo phương pháp mới

+ Phương pháp tiêu chuẩn của Basel II quy định thêm RW cho một số trường hợp. Đối với khoản nợ xấu, RW từ 50% – 150% tùy thuộc tỷ lệ trích lập dự phòng, các khoản phải thu từ việc bán nợ xấu RW là 200%, trường hợp ngân hàng thiếu thông tin về khách hàng, RW là 200%,… Đây là những điểm mới, chặt chẽ hơn Thông tư 36 và do đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến RWA cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên.

Áp dụng Basel II không những đảm bảo ngân hàng có tỷ lệ CAR tối thiểu 8% để bù đắp những tổn thất từ những rủi ro (tín dụng, thị trường, hoạt động) không lường trước được (unexpect losses), mà còn định hướng ngân hàng trong việc điều chỉnh danh mục cho vay – đầu tư phù hợp trên cơ sở nguồn lực (vốn) để đảm bảo tính hiệu quả, an toàn sử dụng vốn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Để có thể đáp ứng tỷ lệ CAR Basel II theo quy định, ngân hàng phải cân đối hài hòa giữa hai nhân tố: (i) quy mô và khả năng bổ sung vốn tự có (vốn cấp 1 và cấp 2) và (ii) quy mô và tốc độ tăng tổng tài sản có rủi ro (phản ánh mức độ rủi ro tăng thêm). Trong bối cảnh (i) nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; (ii) tăng vốn và huy động vốn (cả cấp 1 và cấp 2) trên thị trường gặp khó khăn hoặc chi phí cao; (iii) lợi nhuận của các ngân hàng ở mức thấp; (iv) tốc độ tăng trưởng vốn tự có của các ngân hàng chỉ tăng khoảng 5% từ 2014 đến 2016, (v) khó khăn trong việc điều chỉnh cơ cấu tài sản trong thời gian ngắn, các ngân hàng sẽ phải nỗ lực rất lớn để đáp ứng tỷ lệ CAR theo quy định.

Thứ sáu, chi phí tài chính để triển khai Basel II tương đối lớn, đây là thách thức chủ yếu đối với các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ.

Dự án triển khai Chuẩn mực vốn Basel II đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Trung Quốc của E&Y, chi phí thực hiện rất khác nhau giữa các ngân hàng và phụ thuộc rất nhiều vào tính chất, quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động ngân hàng, trung bình mất khoảng 10 – 15 triệu USD để triển khai áp dụng Chuẩn mực vốn Basel II (bao gồm mô hình PD doanh nghiệp và quản trị, mô hình PD/LGD/EAD cá nhân và quản trị, mô hình LGD/EAD doanh nghiệp, chi phí đánh giá độc lập các mô hình, chi phí phát triển hệ thống IT, chi phí làm giàu cơ sở dữ liệu và chi phí bổ sung nhân sự).

Tuy nhiên, mức chi phí này chưa bao gồm rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Nếu tính thêm 2 loại rủi ro này thì tổng chi phí của top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới là xấp xỉ từ 25 – 30 triệu USD (theo báo cáo điều tra của E&Y).

Do các ngân hàng Việt Nam hiện tại chủ yếu là các ngân hàng bán lẻ và quy mô nhỏ, rủi ro chủ yếu tập trung vào rủi ro tín dụng, chi phí ước tính sẽ thấp hơn, đối với nhóm các ngân hàng hàng đầu Việt Nam khoảng 7,5 triệu USD. Như vậy, với một ngân hàng với mức vốn điều lệ cao nhất hiện nay của Việt Nam thì chi phí thực hiện cho dự án Basel II đã chiếm 0.42% vốn điều lệ, trong khi đối với một ngân hàng quy mô nhỏ với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng thì dự án này đã tiêu tốn tới 5,25% vốn điều lệ. Vì vậy, việc xem xét triển khai dự án Basel cần phải được ban lãnh đạo cấp cao, cổ đông và toàn thể cán bộ nhân viên đồng thuận để có định hướng, kế hoạch kinh doanh phù hợp và chấp nhận các khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai.

Thứ bảy, thị trường Việt Nam đang thiếu sự tham gia củ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

Quá trình triển khai Basel II đòi hỏi sự tham gia của các tổ chức xếp hạng độc lập trong việc xác định rủi ro của tài sản tài chính, giao dịch hoặc đối tác. Tuy nhiên, tại Việt Nam hầu hết các doanh nghiệp hoặc tài sản tài chính không được xếp hạng.

Điều này dẫn tới khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc đánh giá và định giá khách hàng. Hiệp ước Basel II cũng giao cho cơ quan quản lý xem xét, đánh giá việc các ngân hàng có đủ tiêu chuẩn sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ để phân loại, đánh giá xác suất vỡ nợ của khách hàng. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chưa có đủ nguồn nhân lực có đủ trình độ và kinh nghiệm để đánh giá, thẩm định hệ thống đánh giá rủi ro của các ngân hàng.

Khó khăn và thách thức của các ngân hàng trong quá trình triển khai Basel II

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?