Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Singapore

Chính sách tỷ giá

Mục lục

Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Singapore

Tự tính, tự khai, tự nộp thuế là một cơ chế được áp dụng ở nhiều nước có nền quản lý thuế hiện đại. Theo phương thức này, người nộp thuế tự kê khai, tự tính khoản thuế phải nộp trên cơ sở các kết quả kinh doanh trong kỳ tính thuế và tự thực hiện nộp số thuế đã kê khai vào NSNN. Để vận hành hệ thống này, điểm mấu chốt là yêu cầu sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

Singapore là một quốc đảo của khu vực Đông Nam Á, sau hơn 10 năm đổi mới, hệ thống quản lý thuế của Singapore là một hệ thống quản lý hiện đại, hiệu quả với tốc độ triển khai công nghệ thông tin hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.

Theo đó, Cục thu nội địa Singapore (IRAS) luôn là cơ quan đi đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công và luôn được người nộp thuế đánh giá cao hoạt động của mình. Trong một cuộc điều tra năm 2000, 95% người nộp thuế là cá nhân, 83% NNT là DN được hỏi cho biết họ thực sự hài lòng với dịch vụ mà IRAS cung cấp. Các nội dung mà Singapore đã thực hiện hướng tới nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế bao gồm [11]:

(1) Phân loại, xác định các nhóm tuân thủ và phương châm ứng xử

Căn cứ vào mức độ tuân thủ, người nộp thuế được chia thành 4 nhóm: 1) nhóm tuân thủ tự nguyện (voluntarily compliant); 2) nhóm chưa nhận thức (unaware); 3) nhóm bất cẩn (negligent); 4) nhóm cố tình không tuân thủ (errant). Ở Singapore, trong số những người nộp thuế, nhóm đối tượng tuân thủ tự nguyện chiếm đa số, chỉ một số ít sai phạm do không cẩn thận hoặc chây ỳ khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Để nâng cao sự tuân thủ, CQT Singapore xây dựng các phương châm ứng xử đối với từng nhóm khác nhau và tạo ra sức ép đối với các nhóm thiểu số (chưa tuân thủ) bằng các quy tắc nhất định.

Nhóm 1 bao gồm những người tuân thủ một cách tự nguyện. Phương châm ứng xử với nhóm này là “hỗ trợ và phục vụ”. CQT chủ động cung cấp các dịch vụ và sự hỗ trợ cần thiết để khuyến khích những đối tượng này tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình. Các hình thức hỗ trợ có thể là dịch vụ điện tử, dịch vụ, cơ chế trả lời tự động… và thông tin qua trang web: “eServices, No-Filing Service, Auto-inclusion Scheme, Frontline services, website information”.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Tuân thủ thuế là gì? Khái niệm tuân thủ thuế[/message]

Nhóm 2 bao gồm những NNT muốn tuân thủ nhưng cần sự hỗ trợ. Phương châm ứng xử với nhóm này là “giáo dục để ngăn chặn”. CQT Singapore thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn sự không tuân thủ như áp dụng dịch vụ nhắc nhở qua điện thoại; nói chuyện với các hiệp hội thương mại; trao đổi thông tin công cộng.

Nhóm 3 bao gồm những NNT có thể mắc phải những sai sót trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế do không chú ý, thiếu cẩn thận. Phương châm ứng xử với nhóm này là “phát hiện và sửa chữa”. CQT Singapore có các hoạt động nhằm phát hiện và ngăn chặn sự tái phạm các lỗi mà nhóm này thường gặp phải. Trong đó, có các chương trình kiểm toán và chương trình “công khai tự nguyện” để khuyến khích việc sửa các lỗi mắc phải. Chương trình Công khai tự nguyện giúp nhóm này giải quyết những vấn đề về thuế bằng cách khuyến khích họ tiến bộ, thực hiện đúng thời hạn, công khai các lỗi sai hoặc sự bất cẩn.

Nhóm 4 bao gồm những người nộp thuế gian lận một cách có chủ ý và trốn thuế. Phương châm ứng xử với nhóm này là “phạt và ngăn chặn”. CQT Singapore áp dụng ngay các biện pháp mạnh đối với nhóm này như các hình thức phạt, cưỡng chế, thanh tra và có thể truy tố.

(2) Xây dựng khung chiến lược thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện

Dựa vào việc phân loại các nhóm người nộp thuế theo mức độ tuân thủ, 4 trụ cột chiến lược sẽ đảm bảo kết quả cuối cùng là nhằm tăng cường sự tuân thủ một cách tự nguyện của tất cả NNT.

Một mặt, tạo những điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình, mặt khác đưa ra những biện pháp đủ mạnh khác nhau đối với những người cố tình không tuân thủ.

Để hình thành một môi trường tuân thủ thuận lợi và có thể khuyến khích những người tuân thủ tự nguyện, các hoạt động của CQT dựa trên 4 trụ cột là hệ thống thuế đơn giản, NNT được thông tin đầy đủ, hệ thống quản lý thuế tin cậy và cộng đồng cam kết.

Xây dựng hệ thống thuế đơn giản: Một hệ thống thuế đơn giản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tuân thủ, tối thiểu hóa chi phí tuân thủ. Sự đơn giản và minh bạch cũng làm giảm khả năng/cơ hội gian lận từ hệ thống thuế. Để làm được điều đó, CQT cần thực hiện việc rà soát một cách chủ động để đơn giản hóa các quy trình, thủ tục về thuế để NNT có thể tuân thủ một cách dễ dàng. Giảm thiểu yêu cầu báo cáo và đưa ra nhiều cách thuận tiện hơn để kê khai và nộp thuế cũng khuyến khích sự tuân thủ tốt hơn.

NNT được thông tin đầy đủ: NNT khi biết rõ số thuế họ phải nộp là bao nhiêu, thực hiện việc kê khai, nộp thuế như thế nào sẽ có trách nhiệm hơn và có nhiều khả năng thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Để làm được điều đó, CQT cần cung cấp các thông tin một cách chủ động và kịp thời qua nhiều kênh khác nhau. Các thông tin cần dễ hiểu để giúp NNT thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình ngay từ đầu. Cùng với việc cung cấp thông tin hướng dẫn thuế điện tử qua Website được cập nhật liên tục, chính xác; đối thoại với các nhóm NNT mục tiêu; phân loại đối xử thuế; các dịch vụ hỗ trợ nộp thuế cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp.

Việc quản lý thuế tin cậy và sự tin tưởng vào CQT: Khả năng của CQT trong việc đảm bảo sự tuân thủ của tất cả mọi NNT là điều cốt yếu để tạo ra sự tin tưởng và của công chúng với CQT. Để có được điều đó, CQT một mặt cần hành động chủ động để khuyến khích sự tuân thủ, duy trì ở mức cao tỷ lệ người tự nguyện tuân thủ thuế thông qua giáo dục, tuyên truyền; mặt khác cần có những hành động nghiêm minh đối với sự không tuân thủ như quy định các hình thức phạt đủ nặng đối với các hành vi vi phạm, truy tố những người có hành vi trốn thuế. Đồng thời, phát triển tốt các năng lực về công nghệ và kỹ năng trong lĩnh vực kiểm toán và thanh tra thuế cũng rất cần thiết để góp phần xây dựng một hệ thống quản lý thuế tin cậy.

Cộng đồng cam kết: Niềm tin của người dân đối với việc nộp thuế là rất cần thiết và hỗ trợ cho CQT rất nhiều trong việc đảm bảo tất cả mọi người đều nộp thuế một cách công bằng. Nó giống như một “cam kết ngầm” về sự tuân thủ. Vì vậy, việc khắc sâu một cảm giác mạnh về sự công bằng và chính đáng của việc nộp thuế là rất cần thiết để tạo dựng lòng tin trong cộng đồng. Ngoài ra, việc phát triển mạng lưới những người cung cấp thông tin rộng rãi hơn cũng như gắn kết các đối tác quan trọng (như như đại lý thuế, hiệp hội thương mại, hiệp hội thuế, các cơ quan khác của Chính phủ) là điều kiện cần thiết để tạo ra một cộng đồng gắn kết và tự nguyện tuân thủ.

(3) Triển khai các hoạt động quản lý hướng đến người nộp thuế

IRAS đã xây dựng chiến lược cải thiện hoạt động của CQT hướng đến người nộp thuế, tạo điều kiện cho họ có những hiểu biết về thuế và cung cấp các phương tiện để NNT đơn giản hoá việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Bước đi đầu tiên mà IRAS thực hiện là tăng cường việc kê khai thuế thông qua hệ thống điện thoại và kê khai điện tử. Bằng những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng cường tuyên truyền, quảng bá về các hình thức kê khai mới, đến nay, hầu hết 100% NNT thực hiện kê khai thuế điện tử.

Một bước đi quan trọng nữa mà IRAS đã thực hiện là việc xây dựng hệ thống phân tích thông tin tích hợp để phục vụ công tác tư vấn, hỗ trợ NNT. Sản phẩm của hệ thống này là dịch vụ trả lời điện thoại tự động và dịch vụ tư vấn thuế một cửa. Theo đó, có đến 43% các vấn đề vướng mắc về thuế được giải quyết bằng dịch vụ điện thoại trả lời tự động và NNT có thể sử dụng dịch vụ một cửa để được giải đáp tất cả các vướng mắc về thuế.

Thông qua chương trình, kế hoạch phối hợp cung cấp thông tin với các cơ quan khác của Chính phủ, IRAS đang xây dựng chiến lược phát triển với mục tiêu dài hạn là xoá bỏ mọi hình thức yêu cầu NNT phải kê khai thuế, IRAS cùng với các cơ quan của Chính phủ sẽ kiểm soát mọi trường hợp đăng ký kinh doanh, kiểm soát các luồng tiền, thu nhập, từ đó tự xác định nghĩa vụ thuế cho từng người nộp thuế.

Chính nhờ những bước cải tiến triệt để này mà IRAS đã giúp cho NNT giảm đáng kể chi phí cho việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, từ đó xây dựng và củng cố lòng tin của Chính phủ và người dân vào hoạt động quản lý của mình, tính tuân thủ thuế của NNT vì vậy được nâng cao rõ rệt.

Kinh nghiệm nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Singapore

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?