Triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số nước trên thế giới

Mục lục [Ẩn]

Triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số nước trên thế giới

1. Ở Pháp [40]

Bảo  hiểm  xã hội tự nguyện  ra đời  từ  cuối  thế  kỷ  XIX, dưới  dạng  các quỹ tương tế.

– Đối tượng tham gia là nông dân, thợ thủ công, ngư dân.

– Các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm: Hưu trí, ốm đau, sinh đẻ, thương tật, tai nạn lao động và bệnh nghề  nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp đối với những người làm công trong nông nghiệp, trợ cấp gia đình.

– Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành trên cơ sở đóng góp của người tham gia bảo hiểm và được Nhà nước bảo hộ và hỗ trợ khi cần thiết.

– Tổ  chức triển khai: Do 2 cấp quản lý triển khai là cấp trung ương, cấp tỉnh hoặc  liên tỉnh.  Ở cấp  tỉnh  hoặc  liên tỉnh  thành lập  Hội  đồng  quản  lý. Trong Hội đồng này có đại diện của người tham gia. Người tham gia Hội đồng quản lý do tất cả  những người tham gia bầu ra. Quỹ BHXH tự  nguyện của cấp này được sử  dụng chủ  yếu để chi trả  trợ  cấp trên địa bàn. Còn ở cấp trung ương thành lập Hội đồng quản trị. Trong Hội đồng quản trị này có đại diện của Hội đồng quản lý cấp tỉnh và liên tỉnh. Quỹ BHXH ở cấp trung ương có trách nhiệm điều phối chung trong toàn quốc. Việc tổ chức chi trả được thực hiện thông qua hệ thống Bưu chính Pháp dưới 2 hình thức chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại các bưu cục hoặc vào bất kỳ  ngân hàng nào mà người  thụ  hưởng  có tài khoản.  Những  người  không có tài khoản được nhận trợ cấp bằng tiền mặt trực tiếp tại các bưu điện. Một số đối tượng đặc biệt (cao tuổi, tàn tật…) được bưu điện mang trợ cấp đến tận nhà.

2.  Ở Phần Lan [40]

Phần Lan là một nước phát triển và nông dân chỉ chiếm 7% dân số. Thu nhập của nông dân khá đa dạng và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 50% trong tổng thu nhập. Đây là điều kiện rất lý tưởng để người nông dân có thể tham gia BHXH tự nguyện.

– Các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm: Bảo hiểm dài hạn (hưu trí, tàn tật) và bảo hiểm ngắn hạn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp).

– Quỹ BHXH tự nguyện: Được hình thành do sự đóng góp của nông dân. Tỷ lệ đóng góp này là khá cao (trên 20% thu nhập cá nhân). Tuy nhiên, 80% trong mức đóng góp này là do Nhà nước hỗ trợ.

– Tổ  chức triển khai: Do 2 cơ  quan tổ  chức triển khai, đó là tổ  chức BHXH quốc gia (KELA) và tổ chức BHXH nông dân (MELA). MELA là một tổ chức của Nhà nước và là một  thành viên của ISSA. Đối với các chế  độ dài hạn do KELA quản lý. Còn các chế độ ngắn hạn do MELA quản lý. Điều kiện để được hưởng trợ cấp là khi người nông dân đủ 65 tuổi (cả nam và nữ) được hưởng trợ cấp hưu. Mức hưởng phụ thuộc vào tỷ lệ đóng góp và thời gian đóng góp, nhưng tối đa bằng 60% mức thu nhập theo tính toán. Nếu nghỉ hưu sớm hơn (ở độ tuổi từ 64 trở xuống) thì mức trợ cấp bị giảm đi tương ứng.

Ngoài trợ  cấp hưu, người nông dân còn được hưởng trợ  cấp ốm đau, tai nạn hay thất  nghiệp.  Mọi  nông dân từ  18 tuổi  trở  lên bắt  buộc  phải  tham gia vào hệ thống bảo hiểm tai nạn cho nông dân. Những nông dân từ  14-17 tuổi có thể  tham gia tự  nguyện. Ngoài ra, những người trên 65 tuổi cũng được tham gia tự  nguyện cho chế độ bảo hiểm tai nạn. Mức trợ  cấp được thực hiện như đối với khu vực làm công ăn lương do Nhà nước quy định.

3.  Th Nhĩ K [40]

– Tổ chức triển khai: Được chia thành 2 tiểu hệ thống là BHXH tự nguyện đối với lao động tự do và BHXH tự nguyện đối với nông dân tự do.

– Đối  tượng  tham gia BHXH tự  nguyện  đối  với  lao động  tự  do bao gồm: Người lao động độc lập không có quan hệ lao động, vợ hoặc chồng thất nghiệp của lao động trong khu vực nông nghiệp, những người nội trợ, những người gốc Thổ có quốc  tịch  nước  ngoài, vợ  hoặc  chồng  trong khu vực  nông nghiệp,  thân nhân của những người Thổ định cư ở nước ngoài do điều kiện phải sống phụ thuộc và không có công việc ổn định.

– Đối  tượng  tham gia BHXH tự  nguyện  đối  với  nông dân tự  do bao gồm: Những người lao động tự do không thuộc đối tượng tham gia của BHXH bắt buộc.

– Các chế  độ bảo hiểm được áp dụng bao gồm: Mất sức lao động, tuổi già, tử  tuất  (chế  độ tử  tuất  chỉ  áp dụng đối với lao động tự  do, không áp dụng đối với nông dân).

– Quỹ BHXH tự nguyện: Cơ quan BHXH đề ra 12 mức đóng góp để người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn đóng theo 1 trong 12 mức đó.

– Điều kiện để được hưởng: Đối với chế độ mất sức lao động là phải suy giảm 2/3 khả năng lao động và phải đóng góp BHXH tự nguyện tối thiểu 5 năm. Đối với bảo hiểm tuổi già, tuổi nghỉ hưu đối với nam là 55 và nữ là 50 và phải có thời gian đóng góp vào quỹ BHXH tự nguyện tối thiểu là 25 năm. Những người có thời gian đóng góp từ 15 năm đến dưới 25 năm thì hưởng bảo hiểm tuổi già một phần (gọi là hưu  sớm),  được  hưởng  mức  trợ  cấp  hàng tháng thấp  hơn  so với  những  người  đủ điều kiện. Đối với những người có dưới 15 năm đóng bảo hiểm thì được hưởng trợ cấp hưu một lần.

– Mức hưởng trợ  cấp bảo hiểm tuổi già (mức tối thiểu): Được áp dụng tương tự  như  mức trợ  cấp bảo hiểm tuổi già của các hệ  thống bảo hiểm khác (ở  Thổ  Nhĩ Kỳ có nhiều hệ thống BHXH khác nhau cho các nhóm đối tượng khác nhau).

4. Trung Quc [40]

Ngoài việc  thực  hiện  BHXH bắt  buộc,  Trung Quốc  thực  hiện  BHXH tự nguyện  thông qua 2 chương  trình: Chương  trình BHHT bổ  sung và BHXH tự nguyện đối với nông dân.

a) Chươngtrình BHHT bổ  sung: Được thực hiện từ  năm 1991, đó là một hình thức bảo hiểm được bổ  sung trong chế  độ BHXH bắt buộc, nhằm đảm bảo cho người về hưu có mức trợ cấp cao hơn.

Năm 1995, Bộ  Lao động và BHXH Trung Quốc đã ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình hưu trí bổ sung. Trong đó quy định rõ quy trình và điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đóng quỹ. Theo đó chương trình BHHT bổ sung dựa trên các nguyên tắc cơ bản, đó là: Phải có tài khoản cá nhân, quản lý quỹ theo định  hướng  kinh tế  thị  trường,  mức  đóng  góp hoàn toàn tự  nguyện  theo sự  thỏa thuận của người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp.

Chính phủ  tổ  chức thực hiện chương trình BHHT bổ  sung và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và người lao động tham gia. Trên cơ sở chính sách chung của quốc gia, mỗi địa phương cũng đã xây dựng chương trình riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của mình.

b) Chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân:

Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân được thực hiện thí điểm từ năm 1986 và đến năm 1992 được thực hiện đại trà ở gần 200 địa phương. Chương trình này tại Nam Kinh được thực hiện như sau:

Nam Kinh thực hiện chương trình BHXH tự nguyện nông thôn (Nông bảo) từ năm 1992. Chương trình này như một chương trình tiết kiệm cá nhân, có đối tượng tham gia là những lao động làm việc trong các HTX ở khu vực nông nghiệp.

– Mức đóng hay tỷ  lệ  đóng: Do người lao động tự  chọn. Các HTX ở nông thôn Nam Kinh cũng khuyến khích người lao động tham gia và đóng góp tương ứng của HTX.

– Phương thức đóng: Việc đóng góp của người lao động là tự  nguyện, không hạn chếtuổi tác, có thể đóng nhiều lần và cũng có thể đóng một lần, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của người lao động.

– Mức hưởng và phương thức hưởng: Người lao động được nhận trợ cấp khi 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Mức hưởng hàng tháng được xác định trên cơ sở lấy tổng số tiền đóng góp của HTX và người lao động trong tài khoản cá nhân chia cho 216 tháng (18 năm). Người lao động cũng có thể  nhận một lần toàn bộ  số tiền có trong tài khoản nếu mức nhận hàng tháng quá thấp.

Trong quá trình đóng quỹ, người lao động có thể nhận lại số tiền đóng góp của mình trong các trường hợp như: Phải di chuyển chỗ ở sang tỉnh khác hoặc có lý do chính đáng  nhưng  chỉ  được  nhận  lại  số  tiền  do bản  thân đóng  góp còn phần  của HTX không được nhận lại.

Nam Kinh thực hiện chính sách khuyến khích thông qua lãi suất tài khoản cá nhân được tính cao hơn so với lãi suất tiết kiệm. Người lao động chỉ phải trừ chi phí quản lý 3% trong năm đầu đóng quỹ, từ năm thứ 2 không phải trừ chi phí nào khác. Trong trường hợp thiếu chi phí quản lý sẽ được bổ sung từ ngân sách địa phương.

Bộ  máy quản lý chương trình Nông bảo được chia thành 4 cấp (tỉnh, huyện, xã, làng). Trong đó, cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng chương trình, ban hành cơ chế, chính sách chung của địa phương. Cấp huyện có trách nhiệm cụ thể hóa cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành. Cấp cơ  sở  (thị  trấn) thực hiện việc đăng ký tham gia quỹ Nông bảo đối với các HTX và người lao động. Còn cấp làng thực hiện công tác thu tiền đóng của HTX và người lao động. Giữa các cấp có mối quan hệ rất chặt chẽ và thường xuyên có sự trao đổi, phối hợp với nhau trong công việc. Vì vậy, đã góp phần thúc đẩy hoạt động của chương trình được đồng bộ.

Qua chương  trình BHXH tự  nguyện  cho nông dân ở Trung Quốc  cho thấy, người nông dân với sự  tham gia của các HTX đã có sự  bảo đảm nhất định trong cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc tham gia tự nguyện của người dân còn rất nhỏ,  mức trợ  cấp chưa đảm bảo cuộc sống. Trong khi đó,  phần  lớn nông dân Trung Quốc thu nhập còn thấp và không ổn định. Nhưng việc thực hiện BHXH cho nông dân là chính sách quan trọng của Trung Quốc, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ  đối với nông dân, làm thay đổi được quan niệm truyền thống người già sống dựa vào con trai của Trung Quốc.

5. Ba Lan [40]

Bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện chính thức từ năm 1990. Chính phủ cũng cho phép các Hiệp hội tương trợ  bảo hiểm – là những tổ  chức phi Chính phủ, được tổ  chức thực hiện BHXH tự  nguyện cho nông dân và những thành viên trong gia đình họ. Như vậy, hệ thống BHXH tự nguyện độc lập với hệ thống BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, khi thiết kế các chế độ luôn luôn có 2 hệ thống BHXH bắt buộc và tự  nguyện để mọi người tùy từng đối tượng cụ  thể, có thể  hoặc bắt buộc phải tham gia hoặc tự nguyện tham gia.

– Đối tượng tham gia bao gồm: Những  người  không đáp ứng  được  các điều kiện đối với BHXH bắt buộc, đó là những người làm việc trong các trang trại nhỏ, những nông dân cá thể, các thành viên trong gia đình họ.

– Các chế  độ bảo hiểm gồm: Chế  độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, tai nạn, trợ cấp gia đình). Các chế độ bảo hiểm dài hạn (tuổi già, tàn tật, tử tuất).

Ngoài các chế  độ trên (trợ  cấp bằng tiền), người tham gia bảo hiểm còn được trợ cấp bằng hiện vật, như thuốc men, các phương tiện trợ giúp, đồ mặc và hiện vật cho trẻ sơ sinh, nhà ở (nhà dưỡng lão) đối với tuổi già.

Các trợ cấp ngắn hạn có thể được trả hoàn toàn hoặc từng phần, tùy theo thỏa thuận bảo hiểm. Đây là điều khác so với BHXH bắt buộc, các trợ  cấp trên phải trả hoàn toàn cho người tham gia bảo hiểm.

– Quỹ BHXH tự nguyện: Đối với chế độ ngắn hạn, mức đóng góp do Chủ tịch quỹ BHXH xác định theo quý. Đối với chế độ dài hạn, mức đóng góp dựa trên mức chi thực tế cho các chế độ này của quý trước đó, không có quy định cứng.

Tuy nhiên, quỹ  BHXH tự  nguyện  cũng  chủ  yếu  do Nhà nước  tài trợ,  phần đóng góp của người tham gia bảo hiểm chỉ đảm bảo được 10% chi trả các chế độ và các hoạt động. Do đó, phần đóng góp này chủ yếu mang tính trách nhiệm của người tham gia BHXH tự nguyện.

– Nguồn  hình thành và quản  lý quỹ  BHXH: Do chủ  trang trại  và nông dân cùng đóng góp và đóng theo quý. Quản lý quỹ  BHXH tự  nguyện  do quỹ  BHXH nông nghiệp (KRUS) đảm nhiệm. Quỹ này có một cơ quan trung ương và 49 chi nhánh vùng và khoảng 200 chi nhánh địa phương trực tiếp chi nhánh vùng.

Ngoài quỹ KRUS, còn có các quỹ được thực hiện bởi các Hiệp hội bảo hiểm tương hỗ, được gọi là bảo hiểm “theo nguyện vọng” để bổ  sung cho các loại bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện nêu trên. Đây là loại bảo hiểm tự nguyện dựa trên hợp đồng giữa 2 bên là cơ  quan bảo hiểm và người được bảo hiểm. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với bảo hiểm tuổi già. Mức đóng góp của loại hình bảo hiểm này phụ thuộc vào thỏa thuận bảo hiểm (tương tự như BHNT của Việt Nam), phụ thuộc vào mức hưởng được ấn định và phụ  thuộc vào thời hạn chi trả  bảo hiểm, vào độ tuổi và giới tính của người tham gia bảo hiểm. Quỹ bảo hiểm loại này được gửi vào ngân hàng đầu tư để sinh lời.

6.  Ở Indonesia [40]

Người dân nông thôn chiếm đại đa số trong dân cư ở Indonesia và đa số trong số họ có thu nhập ở mức tối thiểu, thậm chí dưới mức tối thiểu. Vì vậy, BHXH cho nông dân là một chương trình không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ Indonesia.

– Các chế độ bao gồm: Chăm sóc y tế, tử tuất, mất sức lao động, hưu trí.

+ Chăm sóc y tế bao gồm cả chăm sóc trong các trường hợp ốm đau, thai sản và sinh con. Đối tượng hưởng chăm sóc y tế không chỉ người lao động mà cả vợ/ chồng và con cái còn phụ thuộc. Tuy nhiên, chế độ thai sản chỉ áp dụng cho những nữ nông dân tham gia BHXH.

+ Trợ cấp tử tuất nhằm bù đắp cho sự mất mát các trợ giúp mà người góa hoặc trẻ  em phải chịu đựng do cái chết của người trụ  cột trong gia đình và được thanh toán một lần.

+ Trợ cấp mất sức lao động được dành cho những trường hợp bị mất khả năng làm việc  trong một  mức  độ quy định  và khi mất  khả  năng  lao động  là vĩnh  viễn hoặc kéo dài sau khi điều trị. Mức đền bù quy định được chi trả một lần.

+ Trợ cấp hưu trí được áp dụng cho những người đã đạt đến độ tuổi nhất định (thông thường là 55 tuổi cho cả  nam và nữ)  và không còn khả  năng làm việc để kiếm sống. Bảo hiểm hưu trí được thực hiện dưới dạng một hệ thống tiết kiệm. Khi đến tuổi nghỉ hưu, người nông dân mới được rút tiền ra (gồm cả phần lãi).

– Quỹ BHXH tự nguyện: Mức đóng góp được thực hiện đồng nhất đối với mọi người tham gia BHXH tự nguyện, không phụ thuộc vào thu nhập cá nhân của họ. Người nông dân có thể lựa chọn hình thức đóng góp một lần hoặc nhiều lần trong năm, tùy thuộc vào thời vụ và thu nhập của họ. Đối với những người làm công trong nông nghiệp, trừ  chế  độ hưu trí, các chế  độ còn lại do chủ  sử  dụng lao động phải đóng góp cho họ.

– Chi trả các chế độ: Được thực hiện thông qua các quầy của các HTX hoặc thông qua thư ký HTX hoặc các trưởng thôn, trưởng làng.

Qua việc  nghiên cứu,  tìm hiểu  kinh nghiệm  thực  hiện  chính sách BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

6.  Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Th  nhất,  về sự  cần thiết:  Không một nước nào cùng một lúc ban hành một chính sách BHXH duy nhất để áp dụng chung cho mọi đối tượng lao động. Sự  ra đời, phát triển và từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của từng nước trong từng thời kỳ. Có thể  nói, BHXH tự  nguyện là hình thức quá độ của BHXH bắt buộc mà các nước thực hiện, trong những điều kiện nhất định, với những nhóm đối tượng nhất định, nhằm đảm bảo cho mọi người dân đều được tham gia một loại hình BHXH. Do đó, trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay, với mức thu nhập khác nhau, người lao động chiếm phần lớn là lao động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và lao động PCT, có cuộc sống bấp bênh, không ổn định.  Đặc biệt, nước ta đang trong thời kỳ  “dân số  vàng”. Trong khi đó, BHXH bắt buộc mới chỉ  đáp ứng một phần nhỏ  trong tổng số  LLLĐ  (chiếm khoảng 20%). Vì vậy, việc ban hành nhiều hình thức BHXH tự nguyện theo đặc điểm từng loại đối tượng lao động là phù hợp với kinh nghiệm quốc tế.

Th  hai, về đối  tượng  tham  gia  bảo hiểm xã hội  tự  nguyện: Rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện BHXH tự nguyện, đối tượng tham gia loại hình bảo hiểm này là những người nông dân, lao động tự tạo việc làm, những người chưa tham gia loại hình BHXH bắt buộc. Một số nước, cũng cho phép các đối tượng đã tham gia BHXH bắt buộc, được tham gia loại hình BHXH tự  nguyện đó là BHHT bổ  sung, để tăng khả năng an toàn trong cuộc sống. Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự  nguyện,  cần  phải  được  thực  hiện  thận  trọng,  từng  bước.  Cần  phải  dự  báo số lượng người tham gia để điều chỉnh chính sách cho phù hợp.

Tùy theo từng nước, nhưng đa số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là mọi đối tượng kể  cả  đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Thông thường, ở các nước áp dụng đối với người lao động trong khu vực nông nghiệp và PCT.

Đối  với  những  đối  tượng  thuộc  diện  tham gia BHXH bắt  buộc,  BHXH tự  nguyện  áp dụng  đối  với  những  người  có  mức  thu nhập  vượt  mức  tiền lương trần tính tỷ  lệ  thu BHXH và những người có nguyện vọng muốn tham gia BHHT bổ  sung.

Th ba, về các chế độ bảo hiểm hi t nguyn: Tùy theo trình độ phát triển kinh tế  – xã hội của các nước trong từng thời kỳ, mà có thể  thực hiện một hay một số các chế độ BHXH. Các chế độ được đa số các nước thực hiện theo thứ tự ưu tiên là bảo hiểm tuổi già (chế  độ hưu trí), chế  độ tử  tuất, chế  độ mất sức lao động. Có một số ít nước thực hiện cả chế  độ chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ  cấp  tai nạn  lao động,  trợ  cấp  gia đình.  Việc  mở  rộng  các chế  độ BHXH tự nguyện cũng phải được xem xét, tính toán một cách thận trọng và từng bước.

Tất cả  các nước đều không áp dụng cả  9 chế  độ theo Công ước 102 của ILO đối với BHXH tự  nguyện, mà chỉ  thực hiện một trong số  các chế  độ đó, đa số  chế độ được áp dụng nhiều nhất là 2 chế độ dài hạn: Chế độ hưu trí và tử tuất.

Thtư, về tài  chính bảo hiểm xã  hội tự  nguyện: Mức đóng và phương thức đóng, do đặc thù của nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, đa số có mức thu nhập thấp và không ổn định, đặc biệt là lao động trong lĩnh vực  nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, thu nhập thường gắn với mùa vụ, nên các nước thực hiện mức đóng, phương thức đóng bảo hiểm rất mềm dẻo và linh hoạt, không giới hạn, không khống chế tối đa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Mức đóng thường áp dụng mức đồng nhất cho từng nơi, tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội của nơi đó, gắn với mức sống chung của dân cư và có sự điều chỉnh theo từng giai đoạn. Có một số  nước quy định nhiều mức đóng khác nhau để người tham gia có thể  lựa chọn phù hợp với điều kiện thu nhập của bản thân.

Nguồn hình thành quỹ: Vì là BHXH tự nguyện, nên việc đóng góp chủ yếu do người tham gia bảo hiểm đóng góp, nhưng ở một số  nước, nhất là ở các nước phát triển, Nhà nước  hoặc  HTX cũng có sự  hỗ  trợ  cho quỹ  bảo  hiểm.  Đây là điều  rất quan trọng để duy trì và phát triển hoạt động của hệ  thống BHXH tự  nguyện, đảm bảo sự  công bằng, bình đẳng giữa các nhóm lao động khác nhau trong xã hội và đảm bảo mục tiêu ASXH chung.

Mức hưởng và phương thức chi trả: Mức hưởng BHXH tự  nguyện thường không gắn với thu nhập mà dựa vào mức đóng, khả năng thanh toán của quỹ BHXH tự  nguyện, nhưng không thấp hơn mức sống tối thiểu của dân cư. Để  được hưởng bảo hiểm tuổi già, thì điều kiện về  tuổi đời và thời gian đóng góp làm căn cứ  để xem xét. Tuổi nghỉ hưu của các nước cũng tương tự như BHXH bắt buộc hoặc thấp hơn không đáng kể, nhưng không cao hơn. Ở một số nước áp dụng 2 hình thức xác định mức hưởng, bao gồm:

Trợ  cấp  xác định:  Mức  trợ  cấp  được  xác định  theo số  năm  đóng  góp, tỷ  lệ đóng góp.

Mức đóng góp được xác định theo hình thức tài khoản cá nhân: Trợ cấp xác định  theo số  tiền  đóng  góp và hiệu  quả  tăng  trưởng,  không quy định  trước  tỷ  lệ hưởng. Số tiền đóng góp của người lao động, lãi thu được từ đầu tư được thông báo hàng năm, đồng thời thông báo mức trợ  cấp  sẽ  được nhận theo số  tiền đóng góp tương ứng. Người lao động có thể  xem xét quá trình đầu tư  số  tiền của mình. Mức trợ cấp dạng này không cố định, phụ thuộc vào số tiền đóng góp của người tham gia và hiệu quả đầu tư. Người lao động có thể lựa chọn trợ cấp một lần hoặc hàng tháng và có quyền thừa kế quyền BHXH của mình cho người khác.

Việc chi trả bảo hiểm: Rất linh hoạt, đơn giản, thuận tiện, có thể thông qua tài khoản cá nhân, thông qua hệ thống bưu điện hoặc thông qua đại diện HTX, đại  diện thôn xóm.

Quản lý và sử dụng quỹ: Quỹ BHXH tự nguyện thường được quản lý riêng, trên cơ sở hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ. Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với quỹ BHXH tự nguyện. Nhà nước có cơ quan bảo hiểm quỹ trợ cấp để bảo hiểm cho quỹ BHXH tự nguyện trong trường hợp quỹ có nguy cơ bị đổ vỡ.

Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ: Hầu hết các nước đều quy định những danh mục mà quỹ BHXH tự nguyện được phép đầu tư. Các lĩnh vực được phép đầu tư là những lĩnh vực có mức độ rủi ro thấp, chủ yếu là tham gia vào thị trường chứng khoán, mua trái phiếu của Nhà nước, cho ngân hàng thương mại vay. Khi tiến hành các biện pháp đầu tư tài chính, Hội đồng quản trị BHXH là tổ chức quyết định.

Th năm, về t chức quản lý bo him hội t nguyn: Ở một số nước do tổ chức BHXH chuyên ngành của Nhà nước quản lý. Đứng đầu các tổ chức này là Hội đồng quản lý có đại diện của các bên tham gia BHXH. Song một số nước lại do các công ty BHXH tự  nguyện,  nhưng  các công ty này chịu  sự  quản  lý của  cơ  quan BHXH (cơ quan quản lý BHXH bắt buộc).

Mặc dù thực  hiện riêng, nhưng các nước có thể  thực hiện  việc “liên thông” giữa BHXH tự  nguyện và bắt buộc để đảm bảo quyền lợi liên tục cho người tham gia khi di chuyển trong thị trường lao động.

Triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện ở một số nước trên thế giới

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?