Tình hình ứng dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam

hiệp ước Basel tại Việt Nam

Tình hình ứng dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam

NH Thanh toán quốc tế (BIS) công bố báo cáo nghiên cứu mới nhất về kết quả thực hiện các quy định Basel III do Ủy ban Basel tiến hành. Theo đó, trên dữ liệu cập nhật đến ngày 30/6/2014, kết quả nghiên cứu cho thấy, các quy định cuối cùng của Basel III đã hoàn toàn có hiệu lực. Tất cả các NH lớn trên thế giới đều đã đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu dựa trên rủi ro theo quy định Basel III…

Như vậy, nhiều NH trên thế giới không những đã áp dụng Basel II mà còn thực hiện triệt để Basel III. Tất nhiên, đó là những NH lớn, hàng đầu trên thế giới, nhưng cho thấy việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro là đòi hỏi tất yếu. Chính vì thế, sức ép trong việc tuân thủ các quy định của Basel đối với những NH các nước, trong đó có hệ thống TCTD Việt Nam càng lớn.

Tất nhiên, ngay cả các chuyên gia của Basel cũng thừa nhận, mỗi quốc gia, tùy từng điều kiện của mình có thể thực hiện Basel theo từng lộ trình. Nhưng không vì thế chúng ta có thể quá chậm trễ trong thực hiện các quy định của Basel. Việc áp dụng Basel II là chính sách quan trọng và tích cực trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam, phù hợp với các quy định của NHNN về quản trị rủi ro. Đối với Việt Nam, triển khai thực hiện Basel II cũng là nội dung quan trọng của Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn 2011-2015. Basel II là một cách chính thức hóa khuôn khổ quản lý rủi ro hàng đầu, vì thế việc triển khai Basel II là một bước đi quan trọng để tăng cường phương thức quản lý rủi ro. Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế (Basel II) đòi hỏi sự đầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông tin… Vì vậy nó là thách thức đối với nhiều ngân hàng tại Việt Nam.

Hiệp ước Basel hướng tới việc xây dựng nền tảng vững chắc các quy định về bảo đảm an toàn vốn, giám sát ngân hàng phù hợp và các quy tắc thị trường. Mục tiêu cao nhất là các ngân hàng tuân thủ Basel II sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động quản lý rủi ro và theo đó, có thể ổn định tài chính trên toàn cầu. Tuy nhiên, nói một cách đơn giản thì Basel II yêu cầu ngân hàng phải tính toán và quản lý yêu cầu về vốn dựa trên rủi ro, tính tỷ lệ an toàn dựa trên rủi ro. Rủi ro càng cao thì yêu cầu về vốn càng cao và ngược lại.

Basel II yêu cầu thực hiện các phương pháp đo lường rủi ro tiên tiến, đòi hỏi các ngân hàng chuẩn bị một nền tảng công nghệ thông tin và nền tảng dữ liệu tốt. Lãnh đạo một số ngân hàng cho biết, nếu áp dụng đúng các quy định theo Basel II thì ngân hàng phải dồn toàn lực kể cả về vốn, nhân lực và hệ thống công nghệ thông tin để thực hiện các quy định trên.

Việt Nam chưa phải là thành viên của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, do đó không bị ràng buộc bởi thời hạn phải tuân thủ các Hiệp ước Basel. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản luật và quy định theo định hướng Basel II.

Bảng 3. Các tiêu chuẩn của hiệp ước Basel

Basel I Basel II Basel III
Cột trụ I Cột trụ II Cột trụ III Cột trụ I Cột trụ II Cột trụ III
Tập trung về rủi ro tín dụng, yêu cầu vốn tối thiểu Yêu cầu vốn tối thiểu Quy trình rà soát, giám sát Công khai thông tin, Nguyên tắc thị trường Tăng cường yêu cầu về vốn và thanh khoản Tăng cường quy trình rà soát và giám sát về kế hoạch vốn và QTRR Tăng cường công khai thông tin và nguyên tắc thị trường

Nguồn : BCBS, 2015

Đặc biệt, nhằm phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã xác định lộ trình triển khai tuân thủ Basel II. Theo đó, kể từ tháng 2/2016, 10 ngân hàng gồm: BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB thực hiện thí điểm phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II cho đến cuối năm 2018. Sau giai đoạn này, Basel II sẽ được áp dụng rộng rãi tại các ngân hàng thương mại còn lại.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Sự ra đời của Hiệp ước Basel[/message]

Liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), năm 1999, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5, quy định CAR là 8%, nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Năm 2005, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, theo đó CAR vẫn là 8%, nhưng phương pháp tính toán đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Năm 2010, cơ quan này ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II. Ngày 20/11/2014, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN (có hiệu lực từ 1/2/2015), tạo lập chuẩn mực mới về quản trị, an toàn hoạt động ngân hàng với các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn, hạn chế cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

Căn cứ đề án phát triển ngành ngân hàng đến 2010 và định hướng đến 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt lộ trình liên quan đến hiệp ước Basel và vận dụng các chuẩn mực Basel trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, một mặt đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đạt mức từ 8% trở lên, mặt khác xây dựng chuẩn mực giám sát theo Basel I.

Bên cạnh đó Basel II đã có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao năng lực quản trị điều hành, nhất là năng lực quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng. Ngoài việc tuân thủ các quy định bắt buộc của NHNN, các TCTD cũng đang nỗ lực để hoàn thiện hơn nữa hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện hoạt động cụ thể của mỗi ngân hàng và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực của Basel II.

Tình hình ứng dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

4 thoughts on “Tình hình ứng dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam

  1. Pingback: Công tác triển khai áp dụng Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Cơ sở cho việc triển khai Basel II tại Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Quá trình triển khai Basel II của NHNN thời gian qua - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  4. Pingback: Khó khăn và thách thức của các ngân hàng trong quá trình triển khai Basel II - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?