Quá trình triển khai Basel II của NHNN thời gian qua

hiệp ước vốn Basel

Quá trình triển khai Basel II của NHNN thời gian qua

Để tổ chức triển khai Basel II theo đúng lộ trình tại Công văn 1601, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai Basel II trong ngành NH và xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quy chế làm việc của Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo gồm trưởng ban là đại diện lãnh đạo NHNN và các thành viên khác là chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT hoặc TGĐ của 10 ngân hàng thí điểm Basel II. Sự tham gia của lãnh đạo cấp cao của ngân hàng trong Ban chỉ đạo đảm bảo việc triển khai Basel II được quan tâm, thực hiện thống nhất trên toàn ngân hàng. Để tham mưu cho Ban chỉ đạo, NHNN cũng thành lập Tổ giúp việc trực thuộc CQTTGSNH và thành lập 10 Tổ công tác giám sát Basel II cho 10 ngân hàng, mỗi tổ công tác có 2 thành viên là cán bộ của NHNN (CQTTGSNH) và 2 thành viên còn lại là cán bộ của ngân hàng thí điểm Basel II.

Thực hiện theo tinh thần của Công văn 1601, từ tháng 06/2014, NHNN đã yêu cầu 10 ngân hàng thí điểm Basel II đã thực hiện Báo cáo phân tích chênh lệch chung (General Gap Analysis) và Báo cáo phân tích chênh lệch về cơ sở dữ liệu và hạ tầng IT (IT Gap Analysis) so với yêu cầu của Basel II tại thời điểm cuối năm 2014. Ngoài 10 ngân hàng thí điểm Basel II, một số ngân hàng khác cũng chủ động báo cáo NHNN để được hướng dẫn thực hiện đánh giá chênh lệch. Kết quả phân tích chênh lệch nhằm đánh giá chính xác thực trạng hoạt động, quản trị, điều hành và bất cập, hạn chế về cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ của các ngân hàng đối với các yêu cầu triển khai Basel II. Dựa trên kết quả thu được, 10 ngân hàng thí điểm Basel II đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm thu hẹp chênh lệch (đối với 3 trụ cột).

NHNN đã xây dựng, ban hành khung khổ pháp lý cần thiết hướng dẫn các ngân hàng triển khai đầy đủ 3 trụ cột của Basel II. Đối với trụ cột I, NHNN đã xây dựng và ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN (Thông tư 41) ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh NHNN theo phương pháp tiêu chuẩn. Trong quá trình xây dựng Thông tư 41, NHNN đã 2 lần đánh giá tác động định lượng (QIS) đối với dự thảo Thông tư 41 để từ đó có những điều chỉnh về trọng số rủi ro tương ứng với các khoản phải đòi và lộ trình triển khai phù hợp với khả năng thực hiện của các ngân hàng. Đối với trụ cột II, NHNN đã xây dựng dự thảo thông tư quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ (trong đó có bao gồm các quy định về kiểm soát nội bộ quản trị rủi ro đối với các rủi ro trọng yếu, ICAAP và kiểm toán nội bộ) thay thế Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NHNNg (dự thảo Thông tư).

NHNN đã hai lần lấy ý kiến của các ngân hàng đối với dự thảo thông tư quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và tổ chức một buổi tọa đàm (06/2017) về nội dung dự thảo Thông tư. Dự thảo Thông tư sẽ được ban hành trong tháng 09/2017 nhằm nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản lý rủi ro và đặc biệt là các yêu cầu về đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP) phù hợp với lộ trình triển khai Thông tư 41. Đối với trụ cột III, NHNN tăng cường yêu cầu các ngân hàng thực hiện báo cáo, công bố thông tin đối với kết quả tính vốn, thực trạng kiểm soát, quản lý rủi ro, việc xác định khẩu vị rủi ro (bao gồm chỉ tiêu về vốn), kết quả đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn, kế hoạch vốn và kết quả kiểm toán nội bộ. Các báo cáo này được ban hành kèm theo Thông tư 41 và dự thảo Thông tư quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Tình hình ứng dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam[/message]

NHNN đã phối hợp với Dự án BRASS (do Chính phủ Canada tài trợ) các tổ chức tư vấn, kiểm toán trong và ngoài nước có uy tín tổ chức nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về Basel II cho cán bộ của CQTTGSNH và các ngân hàng. Các khóa đào tạo tập trung vào nhiều chủ đề như: kinh nghiệm quốc tế về triển khai Basel II; tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án Basel II của ngân hàng (PMO); hướng dẫn tính toán vốn theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II; hướng dẫn thực hiện ICAAP; quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động,… Đồng thời, NHNN cũng đã cử các nhóm cán bộ trong Tổ giúp việc triển khai Basel II đến các ngân hàng để trực tiếp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp thắc mắc của các ngân hàng liên quan tới triển khai Basel II, tính toán vốn theo Thông tư 41 (thực hiện QIS) và yêu cầu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với trụ cột II.

Có thể nói, thời gian vừa qua, NHNN đã triển khai đồng bộ các hành động cụ thể (từ việc thành lập Ban chỉ đạ và bộ phận g úp v ệc, xâ dựng, b n hành cơ sở ph p lý cần thiết đến việc đà tạo nguồn nhân lực) nhằm hướng dẫn 10 ngân hàng thí đ ểm Basel II thực hiện B sel II the đúng lộ trình tạ Đề án 1058, the đó các ngân hàng the phương ph p t êu chuẩn SA (và đầu năm 2019), phương ph p nâng c (và đầu năm 2020).

Quá trình triển khai Basel II của NHNN thời gian qua

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?