Khái niệm, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp

cách thủ tục hành chính

Mục lục

Khái niệm, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp

Khái niệm về quản trị rủi ro nói chung đã được đề cập đến từ lâu tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi, bởi công tác quản trị rủi ro tài chính là một nội dung trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, mỗi quyết định tài chính đưa ra cũng đều phải cân nhắc đến yếu tố rủi ro, do vậy danh giới giữa quản trị rủi ro và quản trị tài chính khá mong manh. Hơn thế nữa, hoạt động quản trị rủi ro theo đúng mục tiêu, quy trình còn có tác dụng tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp doa vậy dễ gây nhầm tưởng sang công tác quản trị tài chính nói chung.

Một số quản điểm về quản trị rủi ro được đưa ra như:

PGS.TS Nguyễn Thị Quy, Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp: “Quản trị rủi ro là quá trình xử lý các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây cho doanh nghiệp một khi xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp cho các tổn thất đó”. [10]

Theo Ernst & Young: “ Quản trị rủi ro là thiết lập một quy trình mang tính hệ thống để xác định, đánh giá và kiểm soát các tác động và khả năng xảy ra của các rủi ro một cách hiệu quả” [13]

Theo COSO (Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận Báo cáo tài chính) : “Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một quy trình, chịu sự chi phối của Ban Giám đốc, Quản lý và các cá nhân khác của doanh nghiệp, được sử dụng trong việc thiết lập chiến lược và áp dụng trong toàn doanh nghiệp. Quản trị rủi ro doanh nghiệp được thiết kế nhằm nhận diện những sự kiện có khả năng ảnh hưởng tới doanh nghiệp, và quản trị rủi ro trong khả năng, chấp nhận rủi ro của doan nghiệp, nhằm đưa ra những đảm bảo hợp lý để được những mục tiêu của doanh nghiệp”. [12]

Các quan điểm đưa ra về quản trị rủi ro đều nhấn mạnh tới việt thiết lập các quy trình, nhấn mạnh tới nội dung của các quy trình đưa ra để kiểm soát, hạn chế những tác động do rủi ro đưa lại đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi hoạt động tài chính càng phát triển các yếu tố rủi ro được nhìn nhận rõ nét hơn, sự chuyên nghiệp hóa trong công tác quản trị ngày càng rõ ràng, hoạt động quản trị rủi ro tài chính được nhìn nhận và đánh giá riêng biệt hơn trong tổng thể hoạt động quản trị rủi ro nói chung của doanh nghiệp. Quá trình kinh doanh doanh nghiệp cùng lúc phải đối mặt với nhiều loại rủi ro ngoài rủi ro tài chính, còn 2 loại rủi ro căn bản nữa là rủi ro hoạt động, rủi ro kinh doanh. Mỗi loại rủi ro có đặc điểm, mức độ tác động, tần xuất xảy ra khác nhau do vậy cần nghiên cứu, đánh giá riêng biệt.

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Rủi ro tài chính và các loại rủi ro tài chính của doanh nghiệp[/message]

Nghiên cứu bản chất của quản trị rủi ro tài chính, NCS đưa ra quản điểm về quản trị rủi ro tài chính như sau: Quản trị rủi ro tài chính là thiết lập một quy trình nhằm xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro tài chính cũng như tác động của rủi ro đó tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp: dưới 3 khía cạnh:

Thứ nhất, giảm thiểu những biến cố bất ngờ tác động tới hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Quản trị rủi ro tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp nhận diện tốt hơn những biến động trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đưa ra các biện pháp quản trị một cách chủ động, giúp tạo niềm tin cho các bên liên quan. Đặc biệt trong bối cảnh biến động của môi trường kinh doanh ngày càng chuyển biến nhanh chóng như hiện nay. Có thể kể đến như:

– Sự biến động phức tạp của lãi suất, tỷ giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài.

– Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

– Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và giá cả mặt hàng. Điều này tác động tới hành vi tiêu dùng: không phải là trung thành với một nhãn hàng, một doanh nghiệp mà quan trọng nhất với người tiêu dùng thông minh là nhãn hàng nào tốt hơn với giá cả hợp lý nhất. Đòi hỏi doanh nghiệp luôn cải tiến trong hoạt động, cũng như tối ưu hóa hoạt động của mình để đạt được chi phí tối ưu nhất, đáp ứng tốt trước những thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng và sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh.

Thứ hai, hỗ trợ việc ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn.

Việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tài chính hiệu quả không những giúp doanh nghiệp nhận diện được những rủi ro tài chính tác động tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp nhà quản trị đánh giá được tác động của biến cố rủi ro tới mục tiêu là tiền đề quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Do vậy, đánh giá, phân tích rủi ro là nội dung không thể thiếu trong thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp.

Thứ ba, hỗ trợ hoàn thiện công tác quản trị của doanh nghiệp.

Hệ thống quản trị rủi ro nói chung, quản trị rủi ro tài chính nói chung khi được thiết lập đòi hỏi có sự tương tác giữa các bộ phận trong toàn doanh nghiệp. Để hệ thống hoạt động hiệu quả, đòi hỏi khi thiết lập cần nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, mỗi liên hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, đây là cơ sở giúp doanh nghiệp cải thiện công tác quản trị của mình:

+ Nhận diện những rủi ro tác động tới các khâu, các bộ phận, các hoạt động của doanh nghiệp

+ Đánh giá sự phối hợp giải quyết giữa các khâu, các bộ phận các hoạt động khi xảy ra rủi ro

+ Sự trao đổi thông tin về rủi ro giữa các bộ phận

Như vậy, hoạt động quản trị rủi ro tài chính giúp hoàn thiện quy trình quản trị của doanh nghiệp, tăng cường liên kết giữa các bộ phận, chủ động ứng phó khi xảy ra rủi ro, phát hiện ra những liên kết lỏng lẻo trong cấu trúc doanh nghiệp, nhận diện những mắt xích yếu kém trong truyền tải thông tin, xử lý tình huống…

Những yêu cầu đối với công tác quản trị rủi ro tài chính:

Một là, Quy trình quản trị được xây dựng cần gắn với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Hai là, Hoạt động quản trị rủi ro không tách rời với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp

Ba là, Hoạt động quản trị rủi ro cần tập trung vào những rủi ro trọng yếu đối với doanh nghiệp.

Bốn là, Hoạt động quản trị rủi ro tài chính góp phần tăng cường sự hiểu biết về các cơ hội, khó khăn mang lại có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp

Năm là, Hoạt động quản trị rủi ro tài chính cần gia tăng khả năng đạt được mục tiêu đề ra, giảm thiểu khả năng không chắc chắn tới việc thực hiện mục tiêu.

Sáu là, Quản trị rủi ro cần năng động đáp ứng được thay đổi

Bảy là, Quy trình quản trị rủi ro tài chính cần tương thích với những thay đổi, cải tiến liên tục của tổ chức.

Khái niệm, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Khái niệm, sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp

  1. Pingback: Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?